Thay đổi ở vùng kín 3 tháng đầu

Giai đoạn đầu thai kỳ, nhiều mẹ bầu phải đối mặt với tăng tiết dịch, sưng môi âm đạo, lông mu dày hơn...
Tăng tiết dịch vùng kín

Khí hư được tiết ra nhiều hơn khi mang thai. Nó không còn là chất dịch trong, không mùi nữa mà có thể có màu vàng đục, nặng mùi hơn. Điều này là do cơ thể tăng sản xuất estrogen và tăng lưu lượng máu đến vùng âm đạo. 
Bình thường thì việc tăng tiết dịch vùng kín không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu thấy dịch tiết ra quá nhiều gây ướt át cả ngày, chất tiết có máu thì có khả năng đẻ non, hãy đến bệnh viện ngay.
Nếu chất dịch không mùi, màu trắng nhưng gây ngứa thì có thể mẹ bầu bị viêm âm hộ hoặc nhiễm nấm. Nếu chất dịch mùi hôi màu vàng, xanh lá cây hoặc màu xám, có thể mẹ bầu bị nhiễm trùng âm đạo hoặc nhiễm trùng qua đường tình dục, kể cả khi mẹ bầu không có triệu chứng kích ứng, ngứa, rát. Không nên cố gắng để chữa trị cho mình mà hãy đi khám để có chẩn đoán chính xác và cách điều trị thích hợp.
Mẹ bầu nên mặc quần lót bằng vải sợi bông, thay quần lót nhiều lần trong ngày. Khi thay rửa, luôn luôn lau từ trước ra sau.
Tránh mặc quần chật, chất liệu nylon.
Không dùng xà phòng khử mùi để vệ sinh vùng kín.
Không nên sử dụng băng vệ sinh trong khi mang thai.
Mẹ bầu cũng không được thụt rửa vì điều này gây mất cân bằng môi trường bình thường của âm đạo, tăng nguy cơ nhiễm trùng. 


Mô âm đạo sưng 
Trong thời kỳ mang thai, khối lượng máu của cơ thể tăng khoảng 50% với nhiều chất lỏng được chuyển tới tử cung, giúp nuôi thai nhi. Kết quả, các mô âm đạo trở nên căng, sưng.
Ham muốn có thể tăng theo 
Căng âm đạo trong thời kỳ mang thai có thể kích thích ham muốn. Đồng thời, người bạn đời cũng cảm nhận được nhiều kích thích hơn.
Lông mu dày hơn 
Estrogen tăng khiến tóc dày và cũng khiến lông mu phát triển dày lên. Trong thời gian mang thai, nếu muốn waxing hay sử dụng các loại kem triệt lông vùng kín, mẹ bầu nên thận trọng hỏi bác sĩ trước đã. Ngoài ra, tăng lượng máu ở vùng kín còn khiến việc waxing đau đớn hơn bình thường.
Âm hộ tối màu và có thể hơi xanh 
Do nhiều máu lưu thông quanh cổ tử cung nên âm hộ có thể sậm màu. Sự thay đổi màu ở âm hộ là một trong nhiều dấu hiệu sớm của thai kỳ (do tăng estrogen và progesterone – hai yếu tố gây vết lằn tối màu trên bụng bầu). Dấu hiệu này là vô hại và sẽ trở lại bình thường sau sinh.
Ra máu 
Hiện tượng ra máu trong thai kỳ phổ biến hơn chúng ta nghĩ. Trung bình cứ 3 thai phụ thì sẽ có một người có hiện tượng ra máu trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Số lượng máu có thể chỉ là vài giọt màu nâu, đỏ tươi hay vón cục.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu trong thai kỳ như sau:
Sảy thai: Các dấu hiệu sảy thai có thể gồm:
- Chảy máu âm đạo: Thường xuất hiện những giọt máu nhỏ, sau đó lượng máu có thể tăng lên kèm theo máu cục hoặc không.
- Đau bụng nhiều giống như khi hành kinh.
- Mất đi những dấu hiệu mang thai như buồn nôn và độ mềm của ngực.
Mang thai ngoài tử cung: Xảy ra khi trứng làm tổ ở ngoài tử cung. Vị trí thường gặp là ở vòi trứng. Tuy nhiên, khi bào thai lớn lên, vòi trứng không thể giãn ra như tử cung nên có thể bị vỡ. Thai ngoài tử cung dễ gặp ở những phụ nữ đã từng mổ vòi trứng, đã bị chửa ngoài tử cung hoặc có tiền sử nhiễm trùng ở vùng chậu.
Chửa trứngMặc dù rất hiếm gặp nhưng hiện tượng chửa trứng vẫn có thể xảy ra và gây chảy máu trong thai kỳ. Thay vì phôi thai được hình thành trong tử cung, một nhóm tế bào phát triển bất thường thành nhiều túi nhỏ chứa nước và lấn át bào thai. Mẹ bầu nên nghi ngờ nếu bị chảy máu, đau và thấy thiếu những dấu hiệu của bào thai phát triển. Siêu âm có thể giúp phát hiện chửa trứng.
Nhiễm trùng âm đạoĐôi khi nhiễm trùng có thể dẫn đến chảy máu trong thai kỳ. Việc xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng là rất quan trọng để chữa trị kịp thời. Nếu có hiện tượng nhiễm khuẩn, mẹ bầu có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Thai phụ có thể cần được nhập viện tùy vào mức độ của hiện tượng chảy máu.
Nhiễm trùng đường tiểuKhi mang thai, nhiễm trùng đường tiểu có thể dẫn đến chảy máu tử cung hay bàng quang. Thuốc kháng sinh có tác dụng chữa trị rất hiệu quả cho dạng nhiễm trùng này, nhưng có thể cần dùng đến thuốc trong thời gian dài. Nếu không được chữa trị, nhiễm trùng có thể dẫn đến hiện tượng sinh non vàgây tổn hại đến thận.
Nhau tiền đạoThay vì nhau thai bám chặt vào thành tử cung giúp máu lưu thông, nhau thai chỉ bám một phần hoặc toàn bộ vào đoạn dưới tử cung làm máu bị chảy ra ngoài. Có nhiều mức độ nhau tiền đạo tùy thuộc vào vị trí mép nhau so với cổ tử cung. Trong trường hợp nhau tiền đạo hoàn toàn, thai phụ bắt buộc phải sinh mổ.
Phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ đã từng sinh đa thai hoặc từng bị nhau tiền đạo đều có nguy cơ mắc nhau tiền đạo cao. Khoảng 70% phụ nữ mắc bị nhau tiền đạo có hiện tượng chảy máu không gây đau; 20% cảm thấy hơi đau khi chảy máu và 10% không có bất kỳ triệu chứng nào.
Bong nhau thaiBong nhau thai là một cấp cứu sản khoa có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Hiện tượng này là do nhau bong ra khỏi thành tử cung làm chảy máu và đau bụng. Trong đa số các trường hợp, cần phải mổ can thiệp.
Phụ nữ đã sinh 4 con trở lên, hút thuốc lá, nghiện ngập, 35 tuổi trở lên, có tiền sử bong nhau thai hoặc mổ tử cung có nguy cơ bị bong nhau thai cao hơn. Khoảng 80% phụ nữ bị bong nhau thai có hiện tượng chảy máu dữ dội và huyết tụ trong âm đạo. 20% còn lại không hề có dấu hiệu mất máu.
Sinh non: Hiện tượng chảy máu trong thai kỳ cũng có thể báo hiệu thai nhi sẽ chào đời sớm hơn dự định. Thai nhi chào đời trước tuần 37 được xem như sinh non. Lượng máu ở thời điểm này thường loãng và có lẫn chất nhầy. Nguyên nhân là do màng ối có thể đã vỡ và nước ối bị lẫn với máu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Sample Text

Copyright © Bà bầu, đồ dùng bà bầu, dinh dưỡng bà bầu | Thiết kế bởi http://babauaz.blogspot.com Nội dung, dịch vụ sản phẩm trên website được tài trợ bởi taiwiki.com