Hiển thị các bài đăng có nhãn Sinh con. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sinh con. Hiển thị tất cả bài đăng

Mang thai và những sự thật

Phải thường xuyên thức giấc để đi tiểu hay thèm ăn 1 món gì đó nhưng nấu xong thì lại không thể ăn nổi... là một trong những mặt trái của niềm hạnh phúc khi mang thai.


Mang thai quả là một sự diệu kỳ - giúp bạn có thêm kinh nghiệm mới mà bản thân học được và sẽ làm đầy thêm cuộc sống cũng như sự trải nghiệm mà bạn chưa từng biết đến. Tuy nhiên, qua bài viết này, bạn cũng sẽ biết thêm một vài sự thật khá “nghiệt ngã” về việc này!

1. Dù bạn mang thai khi đã có kế hoạch định trước hay mang thai một cách bất ngờ, thì ngay tại thời điểm bạn thấy que thử thai báo 2 vạch, cuộc đời của bạn sẽ thay đổi hoàn toàn.

Có lẽ nhiều người nghĩ rằng cảm xúc khi biết mình có thai sẽ phải là vô cùng vui mừng. Tuy nhiên, không ít phụ nữ ở khoảnh khắc ấy lại thấy mình thực sự trống rỗng và bối rối trong tâm trí, không biết mình nên làm gì tiếp theo, thông báo sự kiện quan trọng này với ai…

2. Nghén! Sáng nào bạn cũng bị cảm giác khó chịu của những cơn nghén khi mang thai. Biện pháp tốt nhất để giảm cảm giác này là bạn cần ăn một thứ gì đó.

Nhưng ai sẽ làm bánh mỳ kẹp cho bạn ăn? Hay ai sẽ tráng trứng, nấu cơm cho bạn? Bởi phải làm những việc này sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng buồn nôn, và có khi làm xong thì bạn không thể nuốt nổi những thứ đó nữa.

10 sự thật “nghiệt ngã” về mang thai mà bạn chưa ngờ tới 1

3. Trong vài tuần đầu, trước khi bụng bạn to lên, bạn sẽ rất vui mừng và hào hứng khi thấy mình có bộ ngực thật quyến rũ – điều mà hẳn trước đây bạn đã từng mơ ước biết bao. Bạn nhìn vào gương và mỉm cười sung sướng. Chồng của bạn cũng cảm thấy bạn hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, điều tệ hại ở đây bạn sẽ vô cùng khó chịu và có thể khá đau khi anh ấy chạm vào ngực mình bởi lúc này vùng ngực của bạn cũng trở nên nhạy cảm chưa từng thấy.

4. Với nhiều phụ nữ, thai kì là khoảng thời gian họ luôn cảm thấy buồn ngủ. Họ có thể ngủ bất cứ lúc nào, và có thể ngủ 12 tiếng liền. Nhưng cũng chính giai đoạn này, thai nhi sẽ chèn ép lên bàng quang và họ lại cứ phải dậy đi tiểu tiện liên tục.

5. Tiếp theo có thể sẽ là điều tệ hai nhất! Đó là bạn không được đụng tới một giọt đồ uống có cồn hay thậm chí có ga nào trong suốt thai kỳ. Tiệc sinh nhật của bạn thật vui, cả nhà cụng ly thật vui vẻ, còn bạn chỉ có ly nước lọc.

10 sự thật “nghiệt ngã” về mang thai mà bạn chưa ngờ tới 2

6. Sơn móng chân của bạn bắt đầu bị bong ra mà bạn lại không thể cúi xuống sơn móng được nữa bởi bụng bạn đã quá to. Đừng bao giờ nhờ chồng mình sơn móng chân nhé, anh ấy sẽ làm sơn tèm lem hết đấy. Tốt nhất bạn hãy ra tiệm hoặc nhờ một cô bạn thân nào đó làm giúp mình.

7. Bạn có thể thường xuyên cảm thấy mình tràn đầy năng lượng và thật hứng khởi cho bất kỳ việc gì; tuy nhiên cũng sẽ có không ít lần bạn phải chịu đựng những cơn đau đầu vô cớ khiến bản thân thật mệt mỏi và chỉ muốn nằm dài ra cả ngày.

8. Cảm xúc của bạn lên xuống vô cùng thất thường. Một ngày đẹp trời, bạn bỗng muốn được chồng khen rằng mình vẫn thật đẹp. Và tuyệt làm sao, bạn có một anh chồng vô cùng tâm lý; anh ấy ngay lập tức nhận ra “em yêu, anh thấy em đẹp hơn bao giờ hết!”.

Và bạn lại tự dưng cảm thấy thật tức giận với suy nghĩ “chắc anh ấy chỉ muốn an ủi mình thôi; vì mình trông thật sồ sề với cái bụng và mọi thứ trên cơ thể mình bỗng phình ra quá cỡ như thế này!”.

9. Khi bụng bạn đã tương đối to và bạn muốn đi ra ngoài ăn một bữa tối để tự thưởng cho mình và cũng để bản thân vui vẻ lên đôi chút; bạn chợt nhận ra rằng những đôi giày xinh đẹp mà mình vẫn yêu thích đã chật quá rồi và bạn không thể ních nổi chân vào nữa.

10. Cuối cùng, thiên thần nhỏ của bạn đã chào đời. Mọi triệu chứng khó chịu của thời kỳ mang bầu nhanh chóng qua đi: không còn đau đầu, không còn đau lưng, chân của bạn trở về kích cỡ trước khi mang thai. Điều kỳ lạ nhất là đôi khi bạn ngắm nhìn bé yêu ngủ ngon trong nôi, và bỗng nhiên bạn đưa tay xuống xoa xoa bụng nơi bé đã nằm suốt cả 9 tháng vừa qua. Ồ, hóa ra là bạn đang nhớ quãng thời gian mang thai biết bao.

Những lưu ý quan trọng để không sinh con nhẹ cân

Các chuyên gia cho rằng, tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể nếu bà mẹ lưu ý các chế độ dinh dưỡng, vận động ngay từ đầu.

Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi ở bà mẹ
1. Tình trạng sức khỏe của bà mẹ trước khi có thai
- Cân nặng, chiều cao: Những bà mẹ thấp bé, gầy gò có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao hơn nhóm bà mẹ còn lại. Chiều cao quá khiêm tốn cũng là nguyên nhân khiến bạn khó đẻ do khung chậu hẹp, tai biến khi sinh nở cũng gia tăng…

- Tình trạng bệnh tật: Sức khỏe của bạn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé sau này. Tốt nhất, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát và điều trị dứt điểm nếu có bệnh trước khi chuẩn bị mang thai.

- Khoảng cách giữa các lần sinh: Những bà mẹ sinh con liên tiếp trong vòng 2 năm, khi ấy cơ thể chưa kịp phục hồi cũng dễ gây nên tình trạng sinh con nhẹ cân.

2. Khi mang thai
- Tuổi tác: Nhóm thai phụ có độ tuổi dưới 20 hoặc trên 35 có nguy cơ sinh con nhẹ cân nhiều hơn so với nhóm bà mẹ còn lại. Với những phụ nữ còn quá trẻ, cơ thể chưa phát triển toàn diện, khung chậu hẹp rất dễ gặp tai biến trong khi sinh nở. Ngược lại, nếu bà mẹ quá lớn tuổi, cơ thể bắt đầu lão hóa, các mạch máu vận chuyển yếu, không đủ khả năng cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.

- Hút thuốc lá, uống rượu: Các độc tố trong thuốc lá và rượu gây cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng, chậm phát triển của thai nhi.

- Chế độ làm việc: Làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc cũng khiến sức khỏe thai phụ giảm sút, vì vậy cũng gây cản trở quá trình tăng trưởng của em bé trong bụng.

- Tình trạng bệnh tật: Những bà mẹ mắc chứng bệnh về tim mạch làm gia tăng tỷ lệ sinh non nên thai nhi cũng dễ bị thiếu cân. Thiếu máu cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.
Những lưu ý quan trọng để không sinh con nhẹ cân 1

Phòng tránh sinh con nhẹ cân

1. Chế độ dinh dưỡng

- Rau xanh, hoa quả: Cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ.

Các loại rau quả như carrot, súp lơ xanh, bắp cải, đu đủ, gấc, dưa hấu… nhiều vitamin A. Thiếu vitamin A, thai nhi dễ bị còi xương, chậm phát triển.

Lưu ý: Nên ăn đa dạng các loại ra quả trong thời gian mang thai. Nếu muốn bổ sung viên uống vitamin A, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Hấp thụ quá nhiều vitamin A cũng không tốt. Hãy tham khảo cách bổ sung vitamin A hợp lý khi mang thai.

- Thịt, cá: Khi mang thai, nhu cầu bổ sung chất đạm của cơ thể tăng lên cao hơn so với thường ngày. Nên thêm thịt bò vào thực đơn dinh dưỡng vì thịt bò có chứa một lượng lớn chất sắt, protein, B6, B12, colin… cần thiết cho sự phát triển thể chất và não bộ của thai nhi.

Cá cung cấp nhiều protein lại ít béo nên tốt cho cơ thể và tim mạch của bà mẹ đồng thời cũng tốt cho em bé. Bạn có thê ăn một vài bữa cá một tuần.

Lưu ý: Tránh các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ… Tuyệt đối không nên ăn gỏi cá.

- Trứng, sữa: Chứa nhiều axit cần thiết cho cả bà mẹ và em bé. Lòng đỏ trứng gà rất tốt cho cơ bắp và tăng cường trí thông minh em bé.

Lưu ý: Không nên ăn quá nhiều trứng (không quá 5 quả/tuần). Nhiều bà mẹ có cho rằng ăn trứng ngỗng tốt cho thai nhi, tuy vậy, xét về dinh dưỡng và độ ngon thì trứng gà hơn hẳn.

Sữa là nguồn vitamin khoáng chất dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và chiều cao của em bé. Ngoài sữa dành cho bà bầu, bạn cũng có thể sử dụng các loại sữa khác, đặc biệt là sữa chua. Sữa chua chứa nhiều canxi, kẽm, vitamin tốt cho cả bà mẹ và em bé.

Ngoài ra, bạn nên ăn uống cân bằng các loại thực phẩm khác như tinh bột, ngũ cốc, các loại hạt… và uống nước đầy đủ. Tránh các loại thức ăn ôi, thiu, chưa chín kỹ, chưa được tiệt trùng, các loại cá chứa nhiều thủy ngân, quả táo mèo, đu đủ xanh, các chất chứa nhiều caffein…

2. Chế độ tập luyện
Bên cạnh dinh dưỡng, luyện tập, vận động hợp lý cũng rất có lợi cho sức khỏe của bà mẹ và em bé. Hơn nữa, luyện tập còn giúp thai nhi dễ hấp thu được nhiều oxy và phát triển tốt.

- Quý I của thai kỳ: Lúc này thai nhi còn chưa bám chắc vào thành tử cung, cho nên việc tập luyện phải hết sức nhẹ nhàng. Nên đi bộ, tập Yoga hay các động tác thể dục đơn giản, vừa sức khác.

- Quý II của thai kỳ: Có thể tập các bài thể dục tốc độ chậm, cường độ nhẹ nhàng, thời gian ngắn mỗi ngày. Đi dạo bộ và hít thở không khí trong lành cũng khiến thai nhi tiếp nhận được nhiều oxy và phát triển tốt.

- Quý III của thai kỳ: Việc tập luyện phải hết sức thận trọng vì lúc này thai đã lớn. Tập luyện quá sức hay gây chấn động cơ thể mạnh dễ làm động thai và dẫn đến đẻ non. Tốt nhất là đi bộ trên quãng đường ngắn hàng ngày.

Lưu ý: Việc tập luyện phải tùy theo sức khỏe và tình trạng thai nghén của mỗi người. Bất cứ một sự thay đổi nào dù nhỏ nhất về sức khỏe cũng phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

- Nhóm thai phụ sau nên cẩn thận với việc tập luyện: cchảy máu âm đạo, đau bụng, bệnh tim mạch, lao phổi, nhiễm trùng cấp tính, thần kinh, đa ối, tăng huyết áp, phù…

Sample Text

Copyright © Bà bầu, đồ dùng bà bầu, dinh dưỡng bà bầu | Thiết kế bởi http://babauaz.blogspot.com Nội dung, dịch vụ sản phẩm trên website được tài trợ bởi taiwiki.com