Mang thai và những sự thật

Phải thường xuyên thức giấc để đi tiểu hay thèm ăn 1 món gì đó nhưng nấu xong thì lại không thể ăn nổi... là một trong những mặt trái của niềm hạnh phúc khi mang thai.


Mang thai quả là một sự diệu kỳ - giúp bạn có thêm kinh nghiệm mới mà bản thân học được và sẽ làm đầy thêm cuộc sống cũng như sự trải nghiệm mà bạn chưa từng biết đến. Tuy nhiên, qua bài viết này, bạn cũng sẽ biết thêm một vài sự thật khá “nghiệt ngã” về việc này!

1. Dù bạn mang thai khi đã có kế hoạch định trước hay mang thai một cách bất ngờ, thì ngay tại thời điểm bạn thấy que thử thai báo 2 vạch, cuộc đời của bạn sẽ thay đổi hoàn toàn.

Có lẽ nhiều người nghĩ rằng cảm xúc khi biết mình có thai sẽ phải là vô cùng vui mừng. Tuy nhiên, không ít phụ nữ ở khoảnh khắc ấy lại thấy mình thực sự trống rỗng và bối rối trong tâm trí, không biết mình nên làm gì tiếp theo, thông báo sự kiện quan trọng này với ai…

2. Nghén! Sáng nào bạn cũng bị cảm giác khó chịu của những cơn nghén khi mang thai. Biện pháp tốt nhất để giảm cảm giác này là bạn cần ăn một thứ gì đó.

Nhưng ai sẽ làm bánh mỳ kẹp cho bạn ăn? Hay ai sẽ tráng trứng, nấu cơm cho bạn? Bởi phải làm những việc này sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng buồn nôn, và có khi làm xong thì bạn không thể nuốt nổi những thứ đó nữa.

10 sự thật “nghiệt ngã” về mang thai mà bạn chưa ngờ tới 1

3. Trong vài tuần đầu, trước khi bụng bạn to lên, bạn sẽ rất vui mừng và hào hứng khi thấy mình có bộ ngực thật quyến rũ – điều mà hẳn trước đây bạn đã từng mơ ước biết bao. Bạn nhìn vào gương và mỉm cười sung sướng. Chồng của bạn cũng cảm thấy bạn hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, điều tệ hại ở đây bạn sẽ vô cùng khó chịu và có thể khá đau khi anh ấy chạm vào ngực mình bởi lúc này vùng ngực của bạn cũng trở nên nhạy cảm chưa từng thấy.

4. Với nhiều phụ nữ, thai kì là khoảng thời gian họ luôn cảm thấy buồn ngủ. Họ có thể ngủ bất cứ lúc nào, và có thể ngủ 12 tiếng liền. Nhưng cũng chính giai đoạn này, thai nhi sẽ chèn ép lên bàng quang và họ lại cứ phải dậy đi tiểu tiện liên tục.

5. Tiếp theo có thể sẽ là điều tệ hai nhất! Đó là bạn không được đụng tới một giọt đồ uống có cồn hay thậm chí có ga nào trong suốt thai kỳ. Tiệc sinh nhật của bạn thật vui, cả nhà cụng ly thật vui vẻ, còn bạn chỉ có ly nước lọc.

10 sự thật “nghiệt ngã” về mang thai mà bạn chưa ngờ tới 2

6. Sơn móng chân của bạn bắt đầu bị bong ra mà bạn lại không thể cúi xuống sơn móng được nữa bởi bụng bạn đã quá to. Đừng bao giờ nhờ chồng mình sơn móng chân nhé, anh ấy sẽ làm sơn tèm lem hết đấy. Tốt nhất bạn hãy ra tiệm hoặc nhờ một cô bạn thân nào đó làm giúp mình.

7. Bạn có thể thường xuyên cảm thấy mình tràn đầy năng lượng và thật hứng khởi cho bất kỳ việc gì; tuy nhiên cũng sẽ có không ít lần bạn phải chịu đựng những cơn đau đầu vô cớ khiến bản thân thật mệt mỏi và chỉ muốn nằm dài ra cả ngày.

8. Cảm xúc của bạn lên xuống vô cùng thất thường. Một ngày đẹp trời, bạn bỗng muốn được chồng khen rằng mình vẫn thật đẹp. Và tuyệt làm sao, bạn có một anh chồng vô cùng tâm lý; anh ấy ngay lập tức nhận ra “em yêu, anh thấy em đẹp hơn bao giờ hết!”.

Và bạn lại tự dưng cảm thấy thật tức giận với suy nghĩ “chắc anh ấy chỉ muốn an ủi mình thôi; vì mình trông thật sồ sề với cái bụng và mọi thứ trên cơ thể mình bỗng phình ra quá cỡ như thế này!”.

9. Khi bụng bạn đã tương đối to và bạn muốn đi ra ngoài ăn một bữa tối để tự thưởng cho mình và cũng để bản thân vui vẻ lên đôi chút; bạn chợt nhận ra rằng những đôi giày xinh đẹp mà mình vẫn yêu thích đã chật quá rồi và bạn không thể ních nổi chân vào nữa.

10. Cuối cùng, thiên thần nhỏ của bạn đã chào đời. Mọi triệu chứng khó chịu của thời kỳ mang bầu nhanh chóng qua đi: không còn đau đầu, không còn đau lưng, chân của bạn trở về kích cỡ trước khi mang thai. Điều kỳ lạ nhất là đôi khi bạn ngắm nhìn bé yêu ngủ ngon trong nôi, và bỗng nhiên bạn đưa tay xuống xoa xoa bụng nơi bé đã nằm suốt cả 9 tháng vừa qua. Ồ, hóa ra là bạn đang nhớ quãng thời gian mang thai biết bao.

Mẹ bầu chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng

Đa số các bà bầu đều có xu hướng phớt lờ sức khỏe răng miệng bởi họ không nhận thức được tầm quan trọng của chúng đối với sức khỏe của thai nhi.

Có một mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng của phụ nữ mang thai và thai nhi. Sự thực, các bà bầu mắc bệnh nha chu (bệnh ở vùng bao quanh răng) có thể có nguy cơ sinh non cao gấp 7 lần.

Bệnh răng miệng có tác động tiêu cực lên răng và lợi của em bé sau này. Vì vậy để con có hàm răng chắc khỏe ngay từ khi còn trong bụng mẹ, mẹ bầu không nên chủ quan với vấn đề răng miệng và nên có kế hoạch chăm sóc răng miệng ngay từ trước khi chuẩn bị mang thai.
Điều mẹ bầu nào cũng nên biết về chăm sóc răng miệng 1

Mẹ hãy chú ý khi chuyển dạ sinh bé chào đời

Đã quá ngày dự sinh rồi mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ khiến bạn đứng ngồi không yên. Hãy tham khảo vài bí quyết sau để “gọi” bé chào đời nhé!

Khi mới có bầu, thậm chí tới gần ngày sinh rồi, nhiều bà mẹ vẫn thường có suy nghĩ: khi nào con thích ra thì ra, quan trong là đủ ngày đủ tháng. Ấy vậy mà khi ngày dự sinh tới, rồi quá ngày dự sinh 2-3 hôm mà chưa thấy có dấu hiệu chuyển dạ là các bà mẹ ấy lại đứng ngồi không yên. Liệu con mình có sao không? Liệu nước ối có bị cạn không?...

Nếu lo ngại mình và con sẽ rơi vào hoàn cảnh này, bạn hãy tham khảo vài bí quyết được bác sĩ sản khoa  Laurie Gregg (bệnh viện Memorial Sutter, California) chia sẻ trên Babycenter để “gọi” bé chào đời nhé!

1. Ăn cay

Nếu vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi mà bạn đã phải nhịn ăn cay trong suốt cả thai kì thì đây sẽ là thời điểm bạn có thể ăn cay trở lại theo sở thích được rồi. Dĩ nhiên bạn không cần ăn cay quá mà chỉ nên ăn theo “sức chịu cay” của bản thân thôi; bởi đây không phải là lúc để bạn thách đố cái dạ dày của mình đâu nhé! Còn nếu bạn không ăn được cay? Vẫn còn tới 4 cách khác để bạn lựa chọn cơ mà!
5 cách “gọi” bé chào đời tự nhiên mà hiệu quả 1

2. Làm “chuyện ấy”

Quan hệ tình dục sẽ thúc đẩy thai nhi ra đời sớm hơn – đây chính là lý do vì sao các bác sĩ khuyên bạn nên hạn chế việc này trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Trong tinh trùng có một số chất giúp làm mềm tử cung; và Oxytocin – một loại hormon được sinh ra khi bạn “lên đỉnh” – có tác dụng làm tăng các cơn co và qua đó “hối thúc” bé ra đời.

Tuy nhiên bạn cần đặc biệt lưu ý tránh quan hệ khi đã vỡ ối bởi việc này rất nguy hiểm vì nó có thể gây nhiễm trùng ối.

3. Kích thích vùng ngực

Tương tự như khi quan hệ tình dục, Oxytocin sẽ được sản sinh khi bạn dùng lòng bàn tay xoa tròn lên núm vú và cả quầng vú.

Tuy nhiên điều này đòi hỏi ở bạn sự kiên nhẫn nhất định bởi bạn sẽ phải xoa khoảng 3 lần một ngày, mỗi lần trong khoảng 1 giờ thì việc kích thích này mới có hiệu quả!
5 cách “gọi” bé chào đời tự nhiên mà hiệu quả 2

4. Ăn dứa
Loại trái cây này chứa enzyme Bromelain – giúp kích thích và làm mềm tử cung. Có điều bạn sẽ phải ăn một lượng dứa rất lớn mới đủ để nhận thấy tác dụng của nó trong việc thúc đẩy em bé chào đời. Nếu bạn thích ăn dứa và không bị rát lưỡi khi ăn? Thật tuyệt, hãy ăn thả phanh bạn nhé!

5. Đi bộ

Đơn giản là lực hấp dẫn sẽ giúp đẩy em bé xuống dưới gần tử cung của bạn hơn; chính vì lẽ đó bạn hãy chăm chỉ đi bộ hơn khi đã quá ngày dự sinh mà chưa thấy bé chào đời.

Nếu bạn mệt, đừng nên cố gắng quá mà hãy đi thong thả và chia thành nhiều quãng đường nhỏ bởi đây là thời điểm bạn cần giữ sức để chuẩn bị cho kỳ sinh nở vất vả sắp tới.
Theo Trí thức trẻ

Khám phá sự thay đổi của bé trong 9 tháng thai kỳ

Hãy cùng xem lại xem điều gì xảy ra với mẹ và bé trong ba giai đoạn thai kỳ này nhé!

Quá trình mang thai được chia thành 3 giai đoạn – tính từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối cùng và thường kéo dài khoảng 40 tuần từ ngày thụ thai tới ngày bé chào đời, gọi là giai đoạn thứ nhất, thứ hai và thứ ba.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 1

Giai đoạn thứ nhất được tính từ ngày thụ thai tới khoảng tuần thứ 12 của thai kì. Giai đoạn thứ hai được tính từ uần thứ 13 tới tuần thứ 27 của thai kì. Và giai đoạn thứ ba được tính từ tuần thứ 28 của thai kì đến khi bé ra đời.

Hãy cùng xem lại xem điều gì xảy ra với mẹ và bé trong 3 giai đoạn này nhé!

Giai đoạn thứ nhất

Đối với mẹ

Trong suốt thời gian này, cơ thể người phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi, trong đó sự thay đổi của lượng hormone tác động đến toàn bộ hệ thống nội tạng. Những thay đổi này có thể tạo ra những triệu chứng rõ nét trong vài tuần đầu của thai kì, trong đó mất kinh là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất là bạn đã mang thai.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 2

Trong giai đoạn một này, bạn có thể trải qua những thay đổi về thể chất và tâm lý như:

- Thực sự mệt mỏi.

- Ngực cương cứng và nhạy cảm hơn, đầu vú có thể căng ra.

- Cảm giác buồn nôn mà không thể nôn được vào buổi sáng.

- Rất thèm hoặc cảm thấy sợ một loại đồ ăn nào đó.

- Tâm trạng thay đổi nhanh chóng.

- Thường xuyên tiểu tiện hơn, đau đầu nhiều hơn.

- Tăng hoặc giảm cân tùy theo thể trạng.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 3

Tương ứng với những sự thay đổi về thể chất và tâm lý, thời gian biểu của bạn cũng thay đổi theo, ví như bạn có thể đi ngủ sớm hơn, ăn nhiều bữa ăn nhỏ hơn chứ không ăn thành bữa như thông thường.

Tuy vậy, những thay đổi khó chịu này sẽ hết dần. Thậm chí có những người không hề trải qua giai đoạn khó khăn này. Với mỗi người và mỗi lần có thai, bạn đều sẽ có những trải nghiệm khác nhau.

Đối với bé

Trong 4 tuần đầu, não, tim và tủy sống của bé đã bắt đầu hình thành, chân và tay xuất hiện. Bé là một phôi thai với kích cỡ 0,1cm.

Tại thời điểm bé được 8 tuần, tất cả các cơ quan chính và cấu trúc cơ thể bên ngoài đã bắt đầu hình thành, tim đã đập thành nhịp đều đặn, các ngón tay, ngón chân, mí mắt và cơ quan sinh dục bắt đầu hình thành, dây rốn rất rõ ràng và có thể nhìn thấy được.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 4

Vào giai đoạn cuối tuần thứ 8, em bé đã thực sự trở thành một thai nhi và trông giống như một con người với kích cỡ khoảng 2,54cm và nặng gần 3,5g.

Tại thời điểm bé được 12 tuần, các dây thần kinh và cơ bắp của bé có thể phối hợp hoạt động, bé đã biết nắm tay. Cơ quan sinh dục bên ngoài phát triển đủ để các bác sĩ có thể nhìn thấy giới tính của bé.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 5

Vào lúc này, mí mắt của bé sẽ đóng lại để bảo vệ đôi mắt đang phát triển, chỉ đến tuần thứ 28 của thai kì mí mắt mới mở ra. Phần đầu bé phát triển chậm lại và bé trở nên dài hơn. Lúc này bé dài khoảng 7,6cm và nặng gần 28g.

Giai đoạn thứ hai

Đối với mẹ

Hầu hết các mẹ sẽ thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn này, tuy nhiên bạn vẫn cần giữ gìn sức khỏe hết sức cẩn thận. Bạn sẽ thấy các triệu chứng như buồn nôn hay nhức đầu không còn nữa, tuy nhiên sẽ có các dấu hiệu mới và dễ nhận thấy hơn trong cơ thể bạn.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 6

Bụng bạn bắt đầu to hẳn ra để phù hợp với sự phát triển của bé. Và trước khi giai đoạn này kết thúc, bạn sẽ cảm nhận được những chuyển động của bé.

Vào thời điểm tuần thứ 16 của thai kì, bạn có thể trải qua các vấn đề như:

- Đau mỏi người, đặc biệt là lưng, bụng, háng hoặc đùi.

- Các vết rạn da bắt đầu xuất hiện trên bụng, ngực, đùi hoặc mông.

- Vùng da xung quanh núm vú đổi màu tối sẫm lại.

- Một đường đậm màu chạy từ rốn đến chân mu.

- Xuất hiện các mảng nám da, thường là trên má, trán, mũi hoặc thậm chí cả môi – đối xứng trên khuôn mặt bạn.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 7

- Tê hoặc ngứa ran  hai bàn tay.

- Ngứa trên vùng bụng, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Đây là triệu chứng bình thường, tuy nhiên khi các triệu chứng này kết hợp với hiện tượng buồn nôn, chán ăn, nôn mửa, vàng da thì bạn cần đi khám bởi đây có thể là biểu hiện của một vấn đề nghiêm trọng về gan.

- Phù ở mắt cá chân, ngón tay và mặt. Tuy vậy nếu bị sưng hoặc tăng cân đột ngột và nhanh chóng thì bạn cũng cần đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Đối với bé

Được 16 tuần, mô cơ và xương của bé tiếp tục phát triển để tạo nên một bộ xương hoàn chỉnh hơn. Da bắt đầu hình thành và trong suốt, bạn cần như có thể nhìn qua. Phân su cũng xuất hiện trong đường ruột bé. Ngoài ra bé bắt đầu có phản xạ mút. Lúc này bé dài khoảng 10 – 12,5cm và nặng gần 84g.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 8

Tới tuần thứ 20, bé hoạt động nhiều hơn, bạn có thể cảm thấy những rung động nhẹ. Bé được bao bọc bởi một lớp lông tơ mềm mại để bảo vệ lớp da đang hình thành bên dưới. Lông mày, lông mi, móng tay và móng chân đã hình thành. Bé có thể nhai và nuốt. Bé đã đi được ½ chặng đường trong bụng mẹ, lúc này bé dài khoảng 86,5cm và nặng chừng 252g.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 9

Tại tuần thứ 24, tủy xương bắt đầu tạo máu. Vị giác hình thành trên lưỡi bé, cùng với đó là dấu vân tay và tóc dần phát triển. Phổi cũng đã được hình thành nhưng chưa làm việc. Bé có phản xạ giật mình, thường xuyên thay đổi trạng thái ngủ và thức.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 10

Nếu là một bé trai, tinh hoàn của bé bắt đầu di chuyển từ ổ bụng và bìu. Nếu là một bé gái, tử cung và buồng trứng cũng xuất hiện cùng với một lượng trứng sẵn có. Bé bắt đầu tích trữ chất béo trong cơ thể và tăng cân nhanh hơn. Ở thời điểm này bé dài khoảng 30cm và nặng cỡ 675g.

Giai đoạn thứ ba

Đối với mẹ

Một số những khó chịu bạn đã phải trải qua trong giai đoạn hai sẽ tiếp tục. Thêm vào đó, nhiều phụ nữ thấy khó thở và phải đi vệ sinh thường xuyên hơn do bé đã lớn hơn và chèn ép, gây áp lực lên các cơ quan nội tạng của bạn. Không có gì phải lo lắng, bé đang phát triển tốt và những vấn đề này sẽ giảm ngay sau khi bạn sinh con.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 11

Một số thay đổi bạn có thể gặp phải trong giai đoạn thứ ba gồm có:

- Khó thở.

- Ợ nóng.

- Phù mắt cá chân, ngón tay và mặt. Nếu bạn bị phù và tăng cân đột ngột, cần gọi bác sĩ hoặc đi khám bởi đây có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật vô cùng nguy hiểm.

Táo bón nặng hoặc bệnh trĩ.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 12

- Ngực căng cứng, có thể bị rò rỉ một ít sữa ngon.

- Rốn có thể căng và lồi ra.

- Khó ngủ.

- Em bé di chuyển thấp xuống phần bụng dưới của bạn.

- Các cơn co thắt xuất hiện, có thể là dấu hiệu chuyển dạ.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 13

Khi đến gần ngày sinh, cổ tử cung của bạn trở nên mỏng và mềm hơn. Đây là điều bình thường và hoàn toàn tự nhiên, nó giúp ống sinh ở âm đạo mở ra trong quá trình sinh nở. Bác sĩ sẽ kiểm tra độ mở của âm đạo khi bạn tới gần ngày sinh. Bạn hãy chuẩn bị đón bé chào đời nhé!

Đối với bé

Ở tuần thứ 32, xương của bé đã hình thành đầy đủ nhưng vẫn còn mềm. Bé sẽ có những động tác đá chân hay vung tay mạnh hơn. Mắt bé có thể nhắm và mở để cảm nhận những thay đổi ánh sáng. Phổi bé có thể chưa hoàn chỉnh, nhưng thực tế bé đã bắt đầu “tập thở”.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 14

Cơ thể bé cũng bắt đầu tích trữ những khoáng chất quan trọng như sắt và canxi. Lông tơ sẽ rụng dần, bé tăng cân nhanh chóng, khoảng 220g/tuần. Bây giờ bé dài khoảng 38 – 44cm và nặng cỡ 1,8 – 2kg.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 15

Tuần thứ 36, lớp màng phủ bảo vệ bé sẽ dày lên, lượng mỡ trong cơ thể bé tăng lên. Bé tăng cân ngày một nhiều nên sẽ có ít không gian để chuyển động hơn, bởi vậy bạn sẽ thấy bé không thể chuyển động mạnh nhưng mỗi chuyển động sẽ dài hơn. Lúc này bé dài khoảng 40 – 48cm và nặng khoảng 2,7 – 2,9kg.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 16

Vào cuối tuần thứ 37, em bé đã có thể sẵn sàng chào đời, các cơ quan sẵn sàng để tự hoạt động. Gần tới này sinh, hầu hết các bé có thể sẽ quay đầu xuống dưới để sẵn sàng cho việc chào đời. Tại thời điểm bé ra đời, bé nặng khoảng từ 2,8 – 4kg và dài khoảng 48 – 53cm.

Mẹ bầu tăng cân ít rắc rối đáng lo nhưng dễ khắc phục

Tăng cân không đáng kể trong thai kỳ có thể do bạn không thể hấp thu đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Điều này có liên quan đến yếu tố dị tật ở bé.

Mức tăng cân hợp lý dành cho thai phụ là 10-14kg, chia đều làm 3 giai đoạn: Quý I, tăng không đáng kể, khoảng 1-2kg; Quý II, tăng khoảng 5-6kg; Quý III, tăng khoảng 6-7kg.Nếu từ quý II trở đi, mỗi tháng bạn chỉ tăng dưới 3-4kg thì gọi là mức tăng cân ít. Nguyên nhân phần nhiều là do bạn mắc bệnh hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn.

Những rắc rối sức khỏe khi thai phụ tăng cân ít :

Tăng cân không đáng kể trong thai kỳ có thể do bạn không thể hấp thu đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Điều này có liên quan đến yếu tố dị tật ở bé. Ví dụ minh họa rõ nét nhất là nếu chế độ ăn không cung cấp cho bạn ít nhất 400mcg axit folic mỗi ngày thì em bé trong bụng dễ mắc dị tật ống thần kinh và xương sống (nhóm thực phẩm giàu axit foilic bao gồm đậu đỗ, nước cam, bánh mỳ, ngũ cốc...).

Chế độ ăn thiếu hụt các loại vitamin như A, E, K, B2 và những chất khác (như sắt, canxi, kẽm, magiê) có liên quan đến chứng thiếu máu ở người mẹ và gây giảm chức năng não của bé.

Nếu tăng cân ít, bạn còn dễ phải đối mặt với dấu hiệu chuyển dạ sớm. Nếu không chuyển dạ sớm thì bé cũng dễ bị nhẹ cân sau khi chào đời. Điều này kéo theo hàng loạt rắc rối về mặt sức khỏe khác ở bé, như chứng còi cọc ở bé sau này.
Mẹ bầu tăng cân ít: rắc rối đáng lo nhưng dễ khắc phục 1

Gợi ý giúp mẹ bầu tăng cân đủ trong thai kỳ :

Các bữa chính trong ngày của bạn nên có đủ các nhóm: chất đạm, chất béo, vitamin, chất xơ. Bạn nên sử dụng thêm 2-3 bữa phụ hàng ngày là bánh mỳ, bánh ngọt, sữa, hoa quả tươi… Thực phẩm phải đáp ứng độ an toàn, tươi ngon trước khi được chế biến. Nhóm thực phẩm bán sẵn như sữa hộp, sữa tươi, bánh quy… phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng.

Bạn nên đa dạng dinh dưỡng để kích thích sự ngon miệng và khiến việc tiêu hóa thức ăn được thuận lợi. Nhiều nghiên cứu chứng minh, sữa là nguồn chất quý giá cho phụ nữ mang thai và các bé. Bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên uống sữa hàng ngày vì sữa có chứa chất béo, đạm, đường, vitamin và các chất cần thiết cho cơ thể. Bạn nên uống đủ nước để việc trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt. Nước còn giúp bạn đào thải chất căn bã tích tụ trong cơ thể.

7 loại thức ăn nhanh có lợi cho thai phụ

1. Sữa chua. Một hộp sữa chua mỗi ngày cung cấp cho bạn khoảng 20% lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, sữa chua cũng giàu vitamin, lại kích thích men đường ruột, giúp bạn tiêu hóa tốt.

2. Nho khô. 30g nho khô có chứa khoảng 2g chất xơ, đáp ứng 4% lượng chất sắt cần thiết cho thai phụ trong ngày.

3. Nước ép carrot. Chứa nhiều vitamin A và chất xơ. Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ nên uống 3 cốc nước ép carrot.

4. Sữa đậu nành. Giàu canxi và vitamin D nên cũng rất hữu ích cho thai phụ. Một hộp sữa đậu nành có khả năng đáp ứng 1/3 nhu cầu canxi và vitamin D hàng ngày cho bạn.
Mẹ bầu tăng cân ít: rắc rối đáng lo nhưng dễ khắc phục 2

5. Một đĩa hoa quả tươi dưới 4 loại. Giúp bạn ngon miệng lại có tác dụng cung cấp chất xơ, nước và vitamin.

6. Bánh mỳ, bánh ngọt. Có chức năng đảm bảo đủ độ tinh bột khi bạn đói bụng nhưng bạn không nên ăn nhiều để tránh bị đầy bụng, khó dung nạp dinh dưỡng trong bữa chính.

7. Nước cam. Một cốc nước cam mỗi ngày đáp ứng 15% chất sắt và khoảng 10% nhu cầu canxi cho bạn.

2 loại thức ăn nhanh nên hạn chế :


1. Mỳ gói. Nhiều muối, nhiều chất béo và ít vitamin.

2. Nước ngọt. Nhiều đường và kalo khiến bạn nhanh có cảm giác “no ảo”.

Mẹ bầu và cách ăn thủy hải sản hợp lý

Thủy hải sản giàu axit béo omega 3, protein, sắt, canxi, rất hữu ích cho thực đơn dinh dưỡng khi mang thai. Tuy nhiên, không hẳn cứ ăn nhiều là tốt.

Cách ăn hợp lý
Bà bầu nên tránh những loại cá biển (chứa nhiều thủy ngân) như cá mập, cá kiếm, cá ngừ… Cá hồi có lượng thủy ngân thấp nên bạn vẫn có thể sử dụng (khoảng 1 bữa/tuần). 

Không ăn cá sống, gỏi cá, món sushi… Các loại cá chưa được nấu chín dễ bị nhiễm khuẩn E.coli và sán nên có thể gây ngộ độc. Chỉ nên sử dụng những loại cá tươi và nấu chín kỹ trước khi sử dụng. Không nên ăn quá 350g cá/tuần (chia đều khoảng 3 bữa cá, mỗi bữa khoảng 100g).

Ngoài ra, bạn có thể ăn luân phiên với các loại thủy hải sản khác như tôm, cua, trai, hến, ốc, sò… Một số loại thủy, hải sản giàu chất sắt, phòng chứng thiếu máu ở bà bầu: sò, tôm, cá mòi, trai…

Bà bầu không nên ăn nội tạng cá hay các loại dầu gan cá vì chúng chứa rất nhiều vitamin A. Một lượng lớn vitamin A từ cơ thể người mẹ có thể gây hại cho em bé.

Vì cá (tôm, cua...) cũng rất giàu chất đạm, bạn nên cân bằng hợp lý nguồn dinh dưỡng này với các loại thực phẩm khác như thịt gia súc, gia cầm. Nếu bữa cơm đã có món cá (tôm, cua...) thì bạn nên cắt giảm các món chứa thịt.
Mẹ bầu và cách ăn thủy hải sản hợp lý 1

Lưu ý khi bảo quản và chế biến
Không nên mua những loại thủy hải sản ươn. Không mua những loại cá (tôm, cua...) đã được chế biến sẵn và bày bán ở chợ vì chúng có thể bị nhiễm khuẩn.

Khi bạn đi siêu thị, nên chọn mua cá (tôm, cua...) sau cùng để chúng không bị hỏng vì để lâu bên ngoài.

Nên chế biến hoặc bảo quản tủ lạnh những loại thực phẩm bạn mua ngay khi về nhà. Tuyệt đối không dự trữ cá, tôm theo cách ngâm trong nước.

Lợi ích mới của thủy hải sản

Những bà mẹ ăn cá (tôm, cua...) trong thời gian mang thai có khả năng giảm 72% hội chứng hen suyễn ở bé sau này. Bên cạnh đó, nhóm bà mẹ ăn 1-2 bữa cá (tôm, cua...) một tuần cũng có tác dụng phòng tránh được chứng chàm bội nhiễm ở bé - Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Anh quốc.

Những lưu ý quan trọng để không sinh con nhẹ cân

Các chuyên gia cho rằng, tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể nếu bà mẹ lưu ý các chế độ dinh dưỡng, vận động ngay từ đầu.

Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi ở bà mẹ
1. Tình trạng sức khỏe của bà mẹ trước khi có thai
- Cân nặng, chiều cao: Những bà mẹ thấp bé, gầy gò có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao hơn nhóm bà mẹ còn lại. Chiều cao quá khiêm tốn cũng là nguyên nhân khiến bạn khó đẻ do khung chậu hẹp, tai biến khi sinh nở cũng gia tăng…

- Tình trạng bệnh tật: Sức khỏe của bạn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé sau này. Tốt nhất, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát và điều trị dứt điểm nếu có bệnh trước khi chuẩn bị mang thai.

- Khoảng cách giữa các lần sinh: Những bà mẹ sinh con liên tiếp trong vòng 2 năm, khi ấy cơ thể chưa kịp phục hồi cũng dễ gây nên tình trạng sinh con nhẹ cân.

2. Khi mang thai
- Tuổi tác: Nhóm thai phụ có độ tuổi dưới 20 hoặc trên 35 có nguy cơ sinh con nhẹ cân nhiều hơn so với nhóm bà mẹ còn lại. Với những phụ nữ còn quá trẻ, cơ thể chưa phát triển toàn diện, khung chậu hẹp rất dễ gặp tai biến trong khi sinh nở. Ngược lại, nếu bà mẹ quá lớn tuổi, cơ thể bắt đầu lão hóa, các mạch máu vận chuyển yếu, không đủ khả năng cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.

- Hút thuốc lá, uống rượu: Các độc tố trong thuốc lá và rượu gây cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng, chậm phát triển của thai nhi.

- Chế độ làm việc: Làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc cũng khiến sức khỏe thai phụ giảm sút, vì vậy cũng gây cản trở quá trình tăng trưởng của em bé trong bụng.

- Tình trạng bệnh tật: Những bà mẹ mắc chứng bệnh về tim mạch làm gia tăng tỷ lệ sinh non nên thai nhi cũng dễ bị thiếu cân. Thiếu máu cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.
Những lưu ý quan trọng để không sinh con nhẹ cân 1

Phòng tránh sinh con nhẹ cân

1. Chế độ dinh dưỡng

- Rau xanh, hoa quả: Cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ.

Các loại rau quả như carrot, súp lơ xanh, bắp cải, đu đủ, gấc, dưa hấu… nhiều vitamin A. Thiếu vitamin A, thai nhi dễ bị còi xương, chậm phát triển.

Lưu ý: Nên ăn đa dạng các loại ra quả trong thời gian mang thai. Nếu muốn bổ sung viên uống vitamin A, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Hấp thụ quá nhiều vitamin A cũng không tốt. Hãy tham khảo cách bổ sung vitamin A hợp lý khi mang thai.

- Thịt, cá: Khi mang thai, nhu cầu bổ sung chất đạm của cơ thể tăng lên cao hơn so với thường ngày. Nên thêm thịt bò vào thực đơn dinh dưỡng vì thịt bò có chứa một lượng lớn chất sắt, protein, B6, B12, colin… cần thiết cho sự phát triển thể chất và não bộ của thai nhi.

Cá cung cấp nhiều protein lại ít béo nên tốt cho cơ thể và tim mạch của bà mẹ đồng thời cũng tốt cho em bé. Bạn có thê ăn một vài bữa cá một tuần.

Lưu ý: Tránh các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ… Tuyệt đối không nên ăn gỏi cá.

- Trứng, sữa: Chứa nhiều axit cần thiết cho cả bà mẹ và em bé. Lòng đỏ trứng gà rất tốt cho cơ bắp và tăng cường trí thông minh em bé.

Lưu ý: Không nên ăn quá nhiều trứng (không quá 5 quả/tuần). Nhiều bà mẹ có cho rằng ăn trứng ngỗng tốt cho thai nhi, tuy vậy, xét về dinh dưỡng và độ ngon thì trứng gà hơn hẳn.

Sữa là nguồn vitamin khoáng chất dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và chiều cao của em bé. Ngoài sữa dành cho bà bầu, bạn cũng có thể sử dụng các loại sữa khác, đặc biệt là sữa chua. Sữa chua chứa nhiều canxi, kẽm, vitamin tốt cho cả bà mẹ và em bé.

Ngoài ra, bạn nên ăn uống cân bằng các loại thực phẩm khác như tinh bột, ngũ cốc, các loại hạt… và uống nước đầy đủ. Tránh các loại thức ăn ôi, thiu, chưa chín kỹ, chưa được tiệt trùng, các loại cá chứa nhiều thủy ngân, quả táo mèo, đu đủ xanh, các chất chứa nhiều caffein…

2. Chế độ tập luyện
Bên cạnh dinh dưỡng, luyện tập, vận động hợp lý cũng rất có lợi cho sức khỏe của bà mẹ và em bé. Hơn nữa, luyện tập còn giúp thai nhi dễ hấp thu được nhiều oxy và phát triển tốt.

- Quý I của thai kỳ: Lúc này thai nhi còn chưa bám chắc vào thành tử cung, cho nên việc tập luyện phải hết sức nhẹ nhàng. Nên đi bộ, tập Yoga hay các động tác thể dục đơn giản, vừa sức khác.

- Quý II của thai kỳ: Có thể tập các bài thể dục tốc độ chậm, cường độ nhẹ nhàng, thời gian ngắn mỗi ngày. Đi dạo bộ và hít thở không khí trong lành cũng khiến thai nhi tiếp nhận được nhiều oxy và phát triển tốt.

- Quý III của thai kỳ: Việc tập luyện phải hết sức thận trọng vì lúc này thai đã lớn. Tập luyện quá sức hay gây chấn động cơ thể mạnh dễ làm động thai và dẫn đến đẻ non. Tốt nhất là đi bộ trên quãng đường ngắn hàng ngày.

Lưu ý: Việc tập luyện phải tùy theo sức khỏe và tình trạng thai nghén của mỗi người. Bất cứ một sự thay đổi nào dù nhỏ nhất về sức khỏe cũng phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

- Nhóm thai phụ sau nên cẩn thận với việc tập luyện: cchảy máu âm đạo, đau bụng, bệnh tim mạch, lao phổi, nhiễm trùng cấp tính, thần kinh, đa ối, tăng huyết áp, phù…

Mẹo sắm đồ lót bầu

Quần lót hay áo lót là những phụ kiện không thể thiếu nên cần đảm bảo tính thời trang và tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Mẹo chọn áo lót bầu

Do vòng một ngày càng to ra nên mẹ bầu cần thay đổi size áo ngực nhiều lần trong suốt thai kỳ. Ngay từ khi mới mang thai, mẹ bầu nên tham khảo về các loại áo lót cho bà bầu để biết kích cỡ và kiểu dáng nào hợp với từng giai đoạn thai kỳ.
Phần lớn áo lót bầu được thiết kế có quai rộng, dày để giảm áp lực lên đôi vai. Bởi với nhiều mẹ, vòng một có thể tăng 1kg trong thai kỳ nên áp lực từ vòng một lên đôi vai là rất lớn. Mẹ bầu nên chú ý chọn áo lót quai rộng nhưng co giãn tốt, không gây hằn, vết lên cơ thể. Nên chọn áo lót chuyên dụng cho bà bầu.


Mẹ bầu nên tránh áo lót bằng ren quá rườm rà, kiểu cách vì nó có thể gây cảm giác ngứa, khó chịu.
Nên chọn áo có ít gân họa tiết ở hai quả áo. Cúp áo càng mềm thì càng thoải mái. Nên chọn loại cúp ôm trọn bầu ngực để giảm bớt cảm giác căng khó chịu ở ngực.
Nên chọn áo có chất liệu bền để không phải thay mới áo lót nhiều lần.
Chọn quần lót bầu
Do vùng kín của mẹ bầu dễ bị nấm, viêm hơn nên mẹ bầu cần thận trọng khi chọn quần lót.
Nên chọn quần chất vải cotton, thoáng, mềm, thấm dịch và mồ hôi tốt; nhanh khô và không bai màu. Tránh chọn quần chất vải bí, nhiều ren hoặc cạp quần chật, hằn lên bụng bầu.
Khi chọn mua, mẹ bầu nên chú ý kéo giãn quần để xem độ đàn hồi của chun quần có tốt không. Nếu khi kéo giãn, cảm giác nặng tay, chun quần không đàn hồi tốt thì mẹ bầu không nên mua. Quần có chun tốt là khi kéo, cảm giác nhẹ tay; khi thả tay ra, quần co về kiểu dáng cũ; chun quần mềm, cạp to vừa đủ.
Mẹ bầu nên chọn quần hơi rộng một chút chứ không nên chật khít vào người. Quần áo chật sẽ làm cản trở lưu thông máu. Tuy nhiên, không nên chọn quần rộng quá vì nó tạo cảm giác không thoải mái cho mẹ bầu trong sinh hoạt.

Chọn đồ cho mẹ bầu chiều cao khiêm tốn

Với vóc dáng thấp bé, mẹ bầu nên chọn những chiếc váy hay áo bầu có cổ chữ V, tạo cảm giác người cao hơn khi mặc.
Tuy nhiên lưu ý mẹ bầu không chọn áo, váy cổ chữ V khoét quá sâu vì nó sẽ làm mẹ bầu như thấp hơn. Cổ chữ V cũng không phù hợp với mẹ bầu có vòng một nhỏ. Mẹ bầu nên chọn áo, váy cổ tròn hoặc cổ thuyền trong trường hợp này.

Về màu sắc: Mẹ bầu tuyệt đối tránh những bộ trang phục có hai màu đối lập giữa nửa thân trên và nửa thân dưới. Kiểu trang phục này làm mẹ bầu như bị chia thành hai nửa, càng tạo cảm giác lùn.
Thay vào đó, mẹ bầu có thể chọn đồ màu sắc nhã nhặn, nhạt màu, đơn sắc. Chỉ nên có tối đa 2 màu sắc trên một bộ trang phục mặc trên người. Bởi trang phục đơn sắc sẽ giúp mẹ bầu như cao hơn. Mẹ bầu có thể chọn trang phục kẻ sọc, hoa văn nhỏ để mẹ bầu thêm trẻ trung và xinh xắn.
Nên tránh xa họa tiết lớn, loang lổ trên người.
Về chất liệu: Mẹ bầu nên chọn vải mềm, nhẹ như cotton, denim, tơ lụa…
Kiểu dáng: Mẹ bầu “nấm lùn” nên chọn váy ngắn ngang hoặc trên đầu gối, đừng chọn váy kiểu maxi dài. Nên chọn váy liền, ôm vừa vặn bụng bầu và cơ thể.
Mẹ bầu nên chú ý tới phần tay và phần vai của trang phục. Chi tiết này nên ôm vừa vặn nhưng không làm mẹ bầu thấy bị chật hay bị rộng quá.
Nên chọn váy có phần bèo nhún hoặc dải nơ thắt ở trên bụng bầu để thêm phần thanh lịch, gọn gàng. Trang phục có eo cao sẽ đánh lừa thị giác của người đối diện về chiều cao thực tế của mẹ bầu.
Lưu ý là dải nơ thắt eo phải cùng màu với váy, áo hoặc quần. Điều này cũng giúp bạn tăng thêm một chút chiều cao vì đánh lừa thị giác người đối diện.

Những trường hợp mẹ bầu cần hạn chế yêu

Mẹ bầu nên hạn chế quan hệ tình dục nếu có tiền sử sinh non, sảy thai; có bất thường về nhau bám như bám thấp, nhau tiền đạo; đang trong giai đoạn có chảy máu ở âm đạo, tử cung; một số mẹ bầu có bất thường ở cổ tử cung, có thể bị hở, tạo điều kiện cho nhiễm trùng thai nghén... 
Mẹ bầu có tiền sử sảy thai
Mẹ bầu có tiền sử sảy thai, sinh non thì nên cẩn thận trong chuyện chăn gối ở lần mang thai này. Một số trường hợp, bác sĩ khuyên mẹ bầu nên kiêng “chuyện ấy” trong quý I, thậm chí cả vài tháng trước khi có ý định mang thai.
Dọa sảy thai
Mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng dọa sảy như ra máu âm đạo, đau bụng thì nên đi khám để tìm nguyên nhân và cách điều trị. Trong thời gian này, mẹ bầu cần tránh chuyện ấy và chỉ quan hệ lại sau khi đã được bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ càng.
Người chồng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể lây từ người chồng sang vợ, rồi lại truyền từ mẹ sang em bé trong bụng hoặc trong lúc sinh. Vì vậy, nếu người chồng mắc bệnh thì nên tránh quan hệ với vợ khi mang thai. Hoặc nếu có gẫn gũi thì phải dùng bao cao su.
Nhau thai bám thấp
Trường hợp nhau thai bám thấp, chuyện quan hệ vợ chồng có thể dẫn tới sảy thai. Lúc này, vợ chồng nên tạm “kiêng” và nhờ bác sĩ tư vấn cụ thể.
Hở cổ tử cung
Cổ tử cung bình thường trong thời kỳ mang thai hầu như là khít. Chờ cho tới khi thai nhi đủ ngày đủ tháng, cổ tử cung mới dần mở ra. Tuy nhiên cổ tử cung của số ít của thai phụ, dưới áp lực của tử cung ngày càng căng lên và thai nhi ngày một to ra, khi chưa đủ ngày đủ tháng đã mở ra, tình trạng này gọi là hở cổ tử cung.
Hở cổ tử cung tạo điều kiện cho những viêm nhiễm truyền vào bé hoặc bị sảy thai, sinh non.
Vỡ ối sớm
Nếu có dấu hiệu vỡ ối sớm, người mẹ cần tạm ngưng “chuyện đó” và đi khám bác sĩ.
Những lưu ý cần biết để yêu an toàn khi bầu bí
Để biết chính xác mình cần kiêng hay vẫn duy trì “chuyện ấy”, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ và nhờ bác sĩ tư vấn cẩn thận.
Nếu buộc phải “ăn chay”, mẹ bầu nên tìm những cách khác để “chiều” chồng như quan hệ đường miệng, kích thích bằng tay… Lưu ý là mẹ bầu nếu quan hệ đường hậu môn cần thận trọng vì có thể tạo điều kiện để nhiễm khuẩn ngược dòng từ đường tiêu hóa ra đường sinh dục, gây nguy hiểm cho thai.
Quan hệ đường miệng thì cần lưu ý không thổi vào âm đạo vì gây tắc mạch cho mẹ, nguy hiểm cho con. Tốt nhất, mẹ bầu chiều chồng bằng cách dùng tay kích thích vào các điểm nhạy cảm của chồng. Đồng thời, hướng dẫn chồng kích thích lại. Tuy nhiên, mẹ bầu cần nhắc chồng không nên kích thích vào hai núm vú của vợ vì có thể làm tiết ra chất oxytoxin gây kích đẻ, làm tử cung co bóp nhanh hơn, mạnh hơn.
Do tinh dịch có chất prostaglanding làm tử cung co bóp mạnh; do đó, nếu “yêu” trong những tháng cuối, vợ chồng nên dùng bao cao su.
Nếu quan hệ xong thấy ra máu, mẹ bầu cần đi khám ngay.

Thay đổi ở vùng kín 3 tháng đầu

Giai đoạn đầu thai kỳ, nhiều mẹ bầu phải đối mặt với tăng tiết dịch, sưng môi âm đạo, lông mu dày hơn...
Tăng tiết dịch vùng kín

Khí hư được tiết ra nhiều hơn khi mang thai. Nó không còn là chất dịch trong, không mùi nữa mà có thể có màu vàng đục, nặng mùi hơn. Điều này là do cơ thể tăng sản xuất estrogen và tăng lưu lượng máu đến vùng âm đạo. 
Bình thường thì việc tăng tiết dịch vùng kín không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu thấy dịch tiết ra quá nhiều gây ướt át cả ngày, chất tiết có máu thì có khả năng đẻ non, hãy đến bệnh viện ngay.
Nếu chất dịch không mùi, màu trắng nhưng gây ngứa thì có thể mẹ bầu bị viêm âm hộ hoặc nhiễm nấm. Nếu chất dịch mùi hôi màu vàng, xanh lá cây hoặc màu xám, có thể mẹ bầu bị nhiễm trùng âm đạo hoặc nhiễm trùng qua đường tình dục, kể cả khi mẹ bầu không có triệu chứng kích ứng, ngứa, rát. Không nên cố gắng để chữa trị cho mình mà hãy đi khám để có chẩn đoán chính xác và cách điều trị thích hợp.
Mẹ bầu nên mặc quần lót bằng vải sợi bông, thay quần lót nhiều lần trong ngày. Khi thay rửa, luôn luôn lau từ trước ra sau.
Tránh mặc quần chật, chất liệu nylon.
Không dùng xà phòng khử mùi để vệ sinh vùng kín.
Không nên sử dụng băng vệ sinh trong khi mang thai.
Mẹ bầu cũng không được thụt rửa vì điều này gây mất cân bằng môi trường bình thường của âm đạo, tăng nguy cơ nhiễm trùng. 


Mô âm đạo sưng 
Trong thời kỳ mang thai, khối lượng máu của cơ thể tăng khoảng 50% với nhiều chất lỏng được chuyển tới tử cung, giúp nuôi thai nhi. Kết quả, các mô âm đạo trở nên căng, sưng.
Ham muốn có thể tăng theo 
Căng âm đạo trong thời kỳ mang thai có thể kích thích ham muốn. Đồng thời, người bạn đời cũng cảm nhận được nhiều kích thích hơn.
Lông mu dày hơn 
Estrogen tăng khiến tóc dày và cũng khiến lông mu phát triển dày lên. Trong thời gian mang thai, nếu muốn waxing hay sử dụng các loại kem triệt lông vùng kín, mẹ bầu nên thận trọng hỏi bác sĩ trước đã. Ngoài ra, tăng lượng máu ở vùng kín còn khiến việc waxing đau đớn hơn bình thường.
Âm hộ tối màu và có thể hơi xanh 
Do nhiều máu lưu thông quanh cổ tử cung nên âm hộ có thể sậm màu. Sự thay đổi màu ở âm hộ là một trong nhiều dấu hiệu sớm của thai kỳ (do tăng estrogen và progesterone – hai yếu tố gây vết lằn tối màu trên bụng bầu). Dấu hiệu này là vô hại và sẽ trở lại bình thường sau sinh.
Ra máu 
Hiện tượng ra máu trong thai kỳ phổ biến hơn chúng ta nghĩ. Trung bình cứ 3 thai phụ thì sẽ có một người có hiện tượng ra máu trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Số lượng máu có thể chỉ là vài giọt màu nâu, đỏ tươi hay vón cục.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu trong thai kỳ như sau:
Sảy thai: Các dấu hiệu sảy thai có thể gồm:
- Chảy máu âm đạo: Thường xuất hiện những giọt máu nhỏ, sau đó lượng máu có thể tăng lên kèm theo máu cục hoặc không.
- Đau bụng nhiều giống như khi hành kinh.
- Mất đi những dấu hiệu mang thai như buồn nôn và độ mềm của ngực.
Mang thai ngoài tử cung: Xảy ra khi trứng làm tổ ở ngoài tử cung. Vị trí thường gặp là ở vòi trứng. Tuy nhiên, khi bào thai lớn lên, vòi trứng không thể giãn ra như tử cung nên có thể bị vỡ. Thai ngoài tử cung dễ gặp ở những phụ nữ đã từng mổ vòi trứng, đã bị chửa ngoài tử cung hoặc có tiền sử nhiễm trùng ở vùng chậu.
Chửa trứngMặc dù rất hiếm gặp nhưng hiện tượng chửa trứng vẫn có thể xảy ra và gây chảy máu trong thai kỳ. Thay vì phôi thai được hình thành trong tử cung, một nhóm tế bào phát triển bất thường thành nhiều túi nhỏ chứa nước và lấn át bào thai. Mẹ bầu nên nghi ngờ nếu bị chảy máu, đau và thấy thiếu những dấu hiệu của bào thai phát triển. Siêu âm có thể giúp phát hiện chửa trứng.
Nhiễm trùng âm đạoĐôi khi nhiễm trùng có thể dẫn đến chảy máu trong thai kỳ. Việc xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng là rất quan trọng để chữa trị kịp thời. Nếu có hiện tượng nhiễm khuẩn, mẹ bầu có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Thai phụ có thể cần được nhập viện tùy vào mức độ của hiện tượng chảy máu.
Nhiễm trùng đường tiểuKhi mang thai, nhiễm trùng đường tiểu có thể dẫn đến chảy máu tử cung hay bàng quang. Thuốc kháng sinh có tác dụng chữa trị rất hiệu quả cho dạng nhiễm trùng này, nhưng có thể cần dùng đến thuốc trong thời gian dài. Nếu không được chữa trị, nhiễm trùng có thể dẫn đến hiện tượng sinh non vàgây tổn hại đến thận.
Nhau tiền đạoThay vì nhau thai bám chặt vào thành tử cung giúp máu lưu thông, nhau thai chỉ bám một phần hoặc toàn bộ vào đoạn dưới tử cung làm máu bị chảy ra ngoài. Có nhiều mức độ nhau tiền đạo tùy thuộc vào vị trí mép nhau so với cổ tử cung. Trong trường hợp nhau tiền đạo hoàn toàn, thai phụ bắt buộc phải sinh mổ.
Phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ đã từng sinh đa thai hoặc từng bị nhau tiền đạo đều có nguy cơ mắc nhau tiền đạo cao. Khoảng 70% phụ nữ mắc bị nhau tiền đạo có hiện tượng chảy máu không gây đau; 20% cảm thấy hơi đau khi chảy máu và 10% không có bất kỳ triệu chứng nào.
Bong nhau thaiBong nhau thai là một cấp cứu sản khoa có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Hiện tượng này là do nhau bong ra khỏi thành tử cung làm chảy máu và đau bụng. Trong đa số các trường hợp, cần phải mổ can thiệp.
Phụ nữ đã sinh 4 con trở lên, hút thuốc lá, nghiện ngập, 35 tuổi trở lên, có tiền sử bong nhau thai hoặc mổ tử cung có nguy cơ bị bong nhau thai cao hơn. Khoảng 80% phụ nữ bị bong nhau thai có hiện tượng chảy máu dữ dội và huyết tụ trong âm đạo. 20% còn lại không hề có dấu hiệu mất máu.
Sinh non: Hiện tượng chảy máu trong thai kỳ cũng có thể báo hiệu thai nhi sẽ chào đời sớm hơn dự định. Thai nhi chào đời trước tuần 37 được xem như sinh non. Lượng máu ở thời điểm này thường loãng và có lẫn chất nhầy. Nguyên nhân là do màng ối có thể đã vỡ và nước ối bị lẫn với máu.

Thai chậm phát triển

Hội chứng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, gọi tắt là IUGR, xảy ra ở khoảng 3-5% trường hợp mang thai. Đây là tình trạng sự tăng trưởng của thai nhi bị hạn chế; do đó, em bé sẽ nhỏ hơn so với bình thường.
Phán đoán thai chậm phát triển

Thông thường kích thước vòng bụng của người mẹ sẽ phát triển tương đương; do vậy được so sánh với số tuần mang thai. Mặc dù kích thước này ở mỗi mẹ bầu là khác nhau nhưng vẫn có những dấu hiệu tiêu chuẩn cho biết em bé đang phát triển ở bên trong ra sao. Ví dụ, vào cuối giai đoạn đầu (ở tuần 12), tử cung của người mẹ thông thường sẽ phát triển đến vùng xương mu. Đến khi thai 20 tuần thì phần trên cùng của tử cung (hay còn gọi là đáy tử cung) sẽ cao ngang rốn của người mẹ.


Tuy nhiên, cách chẩn đoán chính xác nhất phải do bác sĩ:
Khi đi khám thai định kỳ, mẹ bầu sẽ được kiểm tra sự phát triển của tử cung bằng cách sờ nắn bụng. Cách này sẽ giúp bác sĩ có được những thông tin hợp lý về việc em bé có đang phát triển bình thường hay không. Chiều cao tử cung, nghĩa là đo từ phần trên cùng của tử cung cho đến khớp nối các xương mu, khi đem so sánh với số tuần thai sẽ cho biết được thai nhi có đang phát triển bình thường hay không.
Cách chính xác nhất để chẩn đoán IUGR là bằng phương pháp siêu âm. Ngay cả khi người mẹ rất chắc chắn về ngày hành kinh và ngày thụ thai của mình thì siêu âm vẫn là cách để có kết quả toàn diện và chính xác nhất về sự phát triển cũng như kích cỡ của thai nhi. Hình ảnh siêu âm của thai nhi qua từng giai đoạn mang thai của người mẹ sẽ được đem ra so sánh để thấy rõ được sự tăng trưởng về kích thước của em bé.
Các thông số tăng trưởng được kiểm tra bao gồm:
- Chu vi vòng đầu.
- Chiều dài xương đùi (từ hông đến đầu gối).
- Chu vi vòng bụng. 
- Lượng máu chảy từ nhau thai qua dây rốn.
Cách phát hiện sớm thai chậm phát triển trong tử cung:
- Trước khi chuẩn bị có thai, người mẹ nên đi thăm khám dù cơ thể đang khoẻ mạnh.

- Lưu giữ tất cả những giấy tờ ghi nhận những bệnh tật mình có.

- Đi khám thai ngay khi mới bị chậm kinh để chẩn đoán chính xác tuổi thai.

- Thăm khám thai: Lưu ý để bác sĩ đo bề cao tử cung. Bề cao tử cung tăng dần theo tuổi thai.

Vào tháng thứ tư, bề cao tử cung là 16cm. Bề cao tử cung sẽ tăng 4cm mỗi tháng cho đến tháng thứ 8. Số đo bề cao tử cung bằng số tuần tuổi thai nhi (ví dụ tuổi thai là 16 tuần thì bề cao tử cung là 16cm).
Tuy nhiên, bề cao tử cung còn phụ thuộc vào bề dày của thành bụng, lượng nước ối, tử cung đổ ra trước hay sau, một thai hay nhiều thai.

Khi bề cao tử cung không tăng hay tăng nhỏ hơn tuổi thai, có thể thai đang chậm phát triển trong tử cung. Khi bề cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai khoảng 5cm thì mẹ cần lưu ý là thai nhi có thể bất thường.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ thai chậm phát triển
- Các mẹ không được trang bị về kiến thức tiền sản, có chế độ ăn uống không đầy đủ và thường là thuộc các nhóm có thu nhập thấp trong xã hội.
- Các mẹ đã từng có con bị mắc IUGR.
- Hút thuốc lá, sử dụng ma túy bất hợp pháp và uống rượu khi mang thai.
- Những em bé có bất thường về nhiễm sắc thể như hội chứng Down, hội chứng Turner hoặc sự bất thường của một trong các cơ quan chính.
- Những em bé đã bị mắc một chứng bệnh truyền nhiễm như rubella, toxoplasmosis hoặc cytomegalovirus ngay từ trong bụng mẹ.
- Các mẹ bản thân vốn không được khỏe, hoặc những người đã từng bị các biến chứng thai kỳ khác.
- Các mẹ bị huyết áp cao hoặc tiền sản giật.
- Suy nhau thai do nhau thai bất thường hoặc do nhau tiền đạo.
- IUGR thường phổ biến hơn ở những trường hợp mang song thai, đặc biệt là song thai cùng trứng.
- Các mẹ đang có bầu con so (con đầu tiên). Hoặc, mẹ đang mang thai bé thứ năm hoặc sau nữa.
- Yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò: Những mẹ bản thân nhẹ cân lúc mới sinh, kết hợp với người chồng cũng ở trường hợp tương tự, sẽ có xu hướng sinh ra những bé bị suy dinh dưỡng.
Những nguy hiểm do thai chậm phát triển
- Tỷ lệ bệnh và tử vong sau sinh ở bé gia tăng.
- Những biến chứng trong sinh và sau sinh gia tăng.
- Thiểu ối (dân gian còn gọi là khô nước ối) cũng thường xuất hiện. Nước ối ít gây nên sự chèn ép dây rốn. Đó là nguyên nhân gây tử vong cho con.
- Khi lớn lên các bé đã từng là thai chậm phát triển trong tử cung sẽ dễ bị những di chứng trầm trọng về thần kinh, kém phát triển trí tuệ; cao huyết áp lúc về già và những biến chứng về tim mạch.


Những dạng khác nhau của chậm phát triển thai
Chậm tăng trưởng đối xứng: Thường diễn ra vào đầu thai kỳ, khi cả đầu và cơ thể thai nhi đều bị nhỏ.
Chậm tăng trưởng đối xứng về cơ bản nghĩa là có sự thấp còi tổng thể trong sự tăng trưởng của thai nhi. Trường hợp này xảy ra khi bào thai bị nhiễm trùng, hoặc bị phơi nhiễm các chất độc hại như nicotine (có trong thuốc lá), ma túy hay rượu.
Chậm tăng trưởng không đối xứng: Diễn ra ở giai đoạn sau 20 tuần khi nhau thai không làm việc hiệu quả như bình thường. Nó diễn ra khi người mẹ bị tiền sản giật, mang đa thai và khi thai nhi có một sự bất thường nào đó.
Điều trị và kiểm soát chứng IUGR
Việc điều trị thường dựa trên việc giám sát chặt chẽ để đảm bảo thai nhi không bị thương tổn. Siêu âm thường xuyên, theo dõi thai nhi, khám tiền sản định kỳ cho người mẹ và thường xuyên cân đo là những cách thức tiêu chuẩn để kiếm soát tình hình.
Khi các bác sĩ và chuyên gia y tế cho rằng em bé nên được ra ngoài hơn là tiếp tục ở lại trong tử cung của mẹ thì sẽ cần phải tiến hành thúc sinh, hoặc mổ lấy thai. Khi đó, rõ ràng phải cân nhắc hết sức cẩn thận giữa những điều được và mất; vì bé sinh non thường có một số rắc rối đi kèm.
Người mẹ cần tăng cường nghỉ ngơi, xin tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng, hạn chế căng thẳng và cố gắng giữ tâm trạng bình tĩnh, thoải mái.
Bé mắc chứng IUGR rất dễ bị căng thẳng và kiệt sức. Đó là lý do vì sao phương pháp sinh thường thường không được chọn.
Lưu ý sau sinh
Các em bé mắc IUGR vẫn có thể phát triển rất tốt, miễn là bé không bị bất thường gì.
Mẹ cần cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh. Sữa non là thức ăn hoàn hảo cho bé sơ sinh vì nó giàu calo, béo và kháng thể để chống nhiễm trùng.
Cho bú theo nhu cầu của bé chứ không thể theo giờ giấc định sẵn, cho đến khi em bé đuổi kịp các tiêu chuẩn về thể trạng bình thường.
Thăm khám đều đặn cho bé cũng hết sức quan trọng. Bé cần phải được thường xuyên cân đo và ghi lại trên biểu đồ tăng trưởng để theo dõi. Những bé nào có dấu hiệu đi xuống trên biểu đồ tăng trưởng của mình thì cần phải được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi và tư vấn chặt chẽ.

Thai mới và vết mổ cũ

Vết mổ cũ có thể làm tử cung bị vỡ ở lần mang thai sau, gây nguy hiểm cho mẹ và thai.
Định nghĩa vết mổ cũ
Vết mổ cũ là vết mổ nằm trên tử cung như:
- Vết mổ lấy thai cũ.
- Vết mổ bóc nhân xơ tử cung.

- Vết mổ trên thân tử cung vì những lý do khác như thủng tử cung trong khi nạo thai, phẫu thuật tạo hình tử cung…
Không gọi là vết mổ cũ khi vết mổ không nằm trên tử cung mà mổ vì những lý do như thủng ruột, viêm ruột thừa, u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung..


Điều nên làm lúc mang thai khi có vết mổ cũ
- Trước hết, người mẹ không nên có thai quá sớm khi vết mổ cũ còn mới (dưới 18 tháng) vì khi đó dễ bị nứt vết mổ gây mất máu và chết thai.
- Người mẹ cần khám thai định kỳ một cách đều đặn theo đúng hẹn.
- Người mẹ cần đưa giấy mổ lần trước cho các bác sĩ và khai rõ lý do mổ là gì, thời gian từ lúc mổ đến nay là bao lâu, nằm viện bao nhiêu ngày sau mổ, có nhiễm trùng trong thời gian hậu phẫu không…
- Ngoài ra, người mẹ nên chú ý các dấu hiệu đau vết mổ cũ: đau ngang trên xương mu, đau liên tục, ấn vào đau nhói lên. Khi có các dấu hiệu này là có nguy cơ nứt vết mổ cũ cần phải đến ngay bệnh viện có khoa sản gần nhất.
- Thường người mẹ sẽ được cho nhập viện trước ngày dự sinh 2 tuần lễ. Khi đó các bác sĩ sẽ cho mẹ làm đầy đủ các xét nghiệm tiền phẫu và đánh giá xem mẹ cần mổ lại hay có thể sinh thường.
Vấn đề kế hoạch hoá gia đình
- Để tránh vết mổ cũ mới, ngay sau lần sinh mổ đầu tiên, người mẹ nên lưu ý đến vấn đề tránh thai. Để chọn lựa phương pháp tránh thai phù hợp, mẹ nên tham vấn bác sĩ. Từ 2 năm trở lên, mẹ mới nên có thai lại.
- Khi đã mổ lấy thai 2 lần rồi và có đủ con thì không nên sinh nữa, cần thiết phải tránh thai.
- Đặc biệt, đối với những người đã mổ 2 lần rồi mà chưa đủ con thì có thể mổ lần thứ 3 nhưng nguy cơ nứt vết mổ cũ khá cao. Sau khi mổ lần thứ 3 nên tránh thai.
Không ít trường hợp vỡ tử cung vì có thai tại vết mổ đẻ cũ
Có thai tại vết mổ đẻ cũ không phải là hiếm gặp. Thống kê tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2009 có tới 24 mẹ mắc biến chứng này, việc điều trị rất khó khăn và phức tạp. 
Tiến sĩ Bùi Văn Giang (Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Xanh Pôn) cho biết: “Với những trường hợp có thai tại vết mổ đẻ cũ, để tránh nguy cơ chảy máu ồ ạt khi nạo buồng tử cung, tránh cho bệnh nhân một cuộc phẫu thuật cắt bỏ tử cung, thì nút mạch là giải pháp tối ưu. Kỹ thuật còn được áp dụng cho cả các trường hợp chảy máu sau đẻ, rau cài răng lược, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung...”.
Lời khuyên dành cho các sản phụ khi có thai là hãy lựa chọn phương pháp sinh tự nhiên. Mổ đẻ chỉ là giải pháp cuối cùng và phải có chỉ định chuyên môn của bác sĩ.

Đồ dùng cần thiết cho bé trước khi sinh

Trước khi nhập viện sinh, mẹ cần lên danh sách để sắm vật dụng cần thiết cho bé.
1. Áo sơ sinh dài tay: Khoảng 10 cái. Nhưng đừng mua loại áo cho bé sơ sinh mà nên mua cả những chiếc dành cho bé 3 tháng tuổi. Do các bé tăng cân khá nhanh trong thời gian đầu đời nên để tiết kiệm, ban đầu mẹ mua áo rộng một chút cũng không sao. Ngoài ra, mẹ cần chú ý với bé sơ sinh nặng cân (khoảng 3,5kg trở lên) thì cần mua áo cỡ rộng hơn.
2. Quần dài: Khoảng 15-20 cái. Nếu là mùa hè, mẹ nên chọn loại quần cotton mỏng; mùa đông có loại dày hơn. Lưu ý nếu mẹ sinh vào mùa mưa phùn hay khi trời nồm thì cần nhiều quần hơn.
3. Quần đóng bỉm: 6-8 cái. Nhưng không nên chỉ mua loại dành cho bé, mẹ nên mua luôn cỡ quần cho bé 3-6 tháng. Hoặc mẹ chỉ mua một số lượng vừa quần đóng bỉm, khi bé lớn hơn, mẹ có thể dùng luôn quần bỉm cho con.
4. Áo gilet mỏng hoặc áo gilet dày: Mỗi loại có thể từ 2 tới 4 chiếc. Tương tự, mẹ có thể mua áo rộng hơn chút, nhất là trong mùa đông để bé có thể mặc áo bông dày bên trong và khoác thêm áo gilet bên ngoài. Mẹ nên tránh dùng chất liệu len cho bé sơ sinh vì bé có thể hít phải bụi len, gây ho.
5. Bộ quần áo liền thân: 2-4 bộ tùy loại mỏng – dày. Mùa đông, mẹ có thể sắm cho bé 2 bộ quần áo bông hay nỉ dày liền thân ấm áp. Với bộ này, mẹ chỉ cần ủ thêm chăn bông bên ngoài là bé đã đủ ấm.
6. Mũ và yếm: Khoảng 4-5 cái mỗi thứ.
7. Bao tay, bao chân: Khoảng 4-5 bộ.
8.Tã giấy sơ sinh (loại miếng lót): 2 bịch.
9. Gối, màn chụp chống muỗi: Mỗi thứ một cái. Ngoài ra, có thể sắm thêm một bộ gối chặn cho bé.
10. Cũi, quây cũi, màn cũi, đệm: 1 bộ ( mua cái này thì không cần màn chụp nữa).

11. Sữa tắm, dầu gội: Một bộ loại dùng cho bé sơ sinh.
12. Băng rốn, giấy ướt: Mỗi thứ 2-3 hộp.
13. Khăn bông lớn (để quấn bé khi tắm): 2-3 cái.
14. Khăn sữa, khăn xô tắm bé: Mỗi thứ 2-3 bịch.
15. Bình sữa: 2 cái, cọ rửa bình một bộ.
16. Tã chéo (tã vải): Nếu không dùng tã giấy (bỉm) thì nên mua khoảng 30-40 chiếc, vì mùa đông lâu khô. Còn nếu dùng bỉm thì chỉ cần mua 10 cái, dùng để quấn quanh bụng bé cho ấm bụng, ấm chân, ngoài ra có thể dùng thay quần đóng bỉm nếu chưa kịp khô.
17. Chăn bông ủ bé: 2-3 chiếc (dùng cho bé khi đi ra ngoài, ở nhà cũng có thể quấn, hoặc dùng làm chăn cho bé).
18. Kem chống hăm: 1 hộp.
19. Làn nhựa đựng đồ: 1 cái.
20. Chậu tắm cho bé, chậu rửa mặt: Mỗi thứ một chiếc.
22. Mắc áo và kẹp quần áo cho bé sơ sinh: Mỗi thứ một bộ.
23. Ghế nhựa: 1 chiếc (để mẹ ngồi tắm cho bé).
24. Giỏ (chậu) để quần áo bẩn: 1 chiếc.
25. Khăn voan mỏng: 1-2 chiếc.
26. Tăm bông: 1 hộp (loại dành cho bé).
27. Bông gòn: Mẹ nên mua cả cuộn bông to rồi về cắt thành từng miếng nhỏ cho vào trong lọ dùng dần, rất tiện khi vệ sinh mắt, rốn cho bé.
28. Cốc có nắp đậy, thìa nhỏ bằng silicon mềm: 1 chiếc.
29. Nước muối sinh lý: 1 chai to, 3-4 lọ nhỏ.
30. Cồn 70°: 1 lọ.
31. Sữa non: 1 hộp 400g, phòng khi cần, tốt nhất nên cho bé bú mẹ hoàn toàn.
32. Bộ túi đựng đồ cho mẹ và bé: 1 bộ.
33. Giấy thấm một chiều: 1 gói. Loại này dùng lót dưới tã (bỉm) rất tiện vào ban đêm. Nếu con “xì xoẹt” nhiều chỉ cần rút giấy thấm ra vứt đi là xong.
34. Cặp nhiệt độ cho bé: 1 chiếc.
35. Máy hút sữa: Tùy kinh tế và nhu cầu, mẹ có thể chọn mua máy vắt sữa bằng tay hay chạy điện. Hoặc nếu tiết kiệm, mẹ hoàn toàn có thể vắt sữa bằng tay, không cần dùng tới máy.
36. Nếu sinh vào mùa lạnh, cần mua thêm áo ấm cho bé, máy sưởi. Tùy nhu cầu, mẹ có thể chọn máy sưởi điện hay máy sưởi dầu cho bé.
37. Ngoài ra, mẹ có thể mua thêm máy tiệt trùng bình sữa, máy hâm sữa bấm móng tay cho bé, tấm lót phân su, xe đẩy, địu cho bé... Nên mua địu có đỡ cổ cho bé mới sinh.
Lưu ý: Mẹ nên danh sách vật dụng cần mua cho bé thật rõ ràng và chỉ mua đúng theo số lượng yêu cầu. Nếu bước vào cửa hàng dành cho bé, mẹ dễ bị choáng ngợp bởi những sản phẩm cho bé với vô vàn mẫu mã, kiểu dáng. Vì vậy, mẹ chỉ nên mua sắm những đồ dùng cần thiết cho bé để tránh lãng phí.

Tốt nhất, mẹ có thể tham khảo ý kiến mẹ, chị gái hoặc những cô mẹ gái có kinh nghiệm chăm sóc bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên tận dụng những bộ quần áo cũ còn tốt dành cho bé chứ không nhất thiết phải mua toàn đồ mới. Nếu khéo tay, mẹ có thể đan (móc) khăn, tất, áo cho bé. Công việc này có tác dụng gắn kết tình cảm giữa mẹ với bé đồng thời, mẹ cũng tiết kiệm được một khoản chi phí nhỏ.

Mẹ nên chú ý đến những sản phẩm đa chức năng để chắc chắn rằng, bé có thể sử dụng trong một khoảng thời gian dài mà vẫn phù hợp, ví dụ: Bình sữa nhiều kích cỡ, cũi đa năng, xe đẩy đa năng…

Những thực phẩm mẹ bầu nên nói không

Ăn gì, ăn như thế nào để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé đồng thời tránh được những hiểm họa từ thực phẩm tác động không tốt tới con quả là điều không dễ dàng.

Dưới đây là 21 loại thực phẩm mẹ bầu cần tránh khi mang thai.

1. Phô mai tươi và phô mai loại mềm

19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 1

Ăn phô mai mềm trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho con bởi phô mai làm bằng sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria, nó có thể dẫn tới sẩy thai, sinh non và tử vong. Tốt nhất bạn nên tránh các loại phô mai như: brie, camembert, feta, phô mai xanh, phô mai tươi - trừ các sản phẩm có ghi trên nhãn được tiệt trùng hoàn toàn. Để đảm bảo bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
2. Thịt chưa nấu chín
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 2

Bạn có thể muốn ăn những loại thịt tái như bít tết, phi lê, nhưng khi mang thai tất cả các loại thịt phải được nấu chín kỹ hoàn toàn. Thịt sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa toxoplasma và một số loại vi khuẩn khác.
3. Nước ép hoa quả tươi mua sẵn
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 3

Nước trái cây tươi có bán trong các nhà hàng, quán bar hoặc quán cóc vỉa hè có thể không được tiệt trùng để loại bỏ tất các các loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả salmonella và ecoli. Phụ nữ có thai nên tự ép nước hoa quả ở nhà. Sử dụng nước ép đóng hộp có thời hạn rõ ràng cũng là lựa chọn an toàn hơn.
4. Sushi
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 4

Nếu là fan của sushi thì bạn sẽ phải dừng ăn món này trong 9 tháng mang thai. Mặc dù hải sản có chứa nguồn protein dồi dào nhưng hải sản sống đồng thời cũng là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn. Bộ y tế Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ ăn cá và hải sản khi đã được nấu chín kỹ.
5. Bánh có trứng sống
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 5

Bạn nên chú ý đến nguyên liệu làm bánh, đặc biệt là trứng sống. Nếu trong nguyên liệu làm bánh của bạn có trứng thì phải được nướng chín hoàn toàn và thử bánh khi chắc chắn nó đã chín. Vì trong trứng sống có thể chức 20.000 vi khuẩn salmonella.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên bỏ qua một số món bánh tráng miệng như mousse, tiramisu thường được làm từ nguyên liệu kem trứng - trứng đánh bông mà không qua nướng chín.
6. Salad
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 6

Một số loại salad có nước xốt từ trứng sống như trong món salad caesar, xốt Besarnaise, mayonnaise cũng không được khuyến khích... Phụ nữ mang thai nên lựa chọn các loại nước xốt đóng chai được làm từ trứng tiệt trùng.
7. Thịt gia cầm sống
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 7

Khi mang thai bạn đừng để mình phải tiếp xúc với thịt gia cầm sống, nó có chứa rất nhiều vi khuẩn. Nên lựa chọn gia cầm đã làm sạch và tiệt trùng hoàn toàn.
8. Cá có chứa thủy ngân
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 8

Cá kiếm, cá kình, cá thu... có chứa hàm lượng metyl thủ ngân. Kim loại này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai nên chọn cá có ít thủy ngân, như cá tra, cá hồi, cá ngừ trắng đóng hộp. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá hoặc bất kỳ chất bổ sung khác trong khi mang thai.
9. Thịt nguội và xúc xích
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 9

Không giống như nhiều mầm bệnh do thực phẩm khác, listeria có thể phát triển ở nhiệt độ trong tủ lạnh. Vì lý do này, phụ nữ mang thai nên tránh những loại thịt dễ bị hỏng và phải lưu trữ trong tủ lạnh như thịt nguội và xúc xích. Bạn có thể làm cho chúng an toàn hơn bằng cách nấu chín hấp hoặc nướng trước khi dùng.
10. Pate
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 10
Pate có thể được làm từ các loại thịt dễ bị hỏng vì vậy nó có thể chứa listeria. Giữ pate trong tủ lạnh sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn này nhưng sẽ không thể ngăn chặn nó hoàn toàn. Bởi vì phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị nhiễm listeria do đó nên tránh các loại thịt đông lạnh.
11. Rau củ quả chưa rửa
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 11

Mang thai không có nghĩa là không có thời gian để rửa sạch các loại rau củ quả trước khi dùng. Bạn phải chắc chắn rửa chúng kỹ dưới vòi nước chảy. Một số ký sinh trùng như toxoplasma có thể sống ký sinh trên trái cây, rau củ chưa rửa. Nó sẽ gây nguy hại cho thai nhi. Cắt bỏ bất kỳ phần rau củ nào bị thâm, nát vì các vi khuẩn có thể trú ngụ ở đó.
12. Rau mầm
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 12
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau mầm ví dụ như giá đỗ. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt trước khi mầm bắt đầu phát triển và các vi trùng này gần như không thể rửa sạch.
13. Hải sản hun khói
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 13

Trong khi mang thai, tốt nhất là bạn nên bỏ qua các món hải sản hun khói chưa qua chế biến. Vì những loại hải sản này thường được lưu trữ trong tủ lạnh và dễ bị vi khuẩn listeria xâm nhập. Nên nấu chín kỹ trước khi ăn.
14. Động vật có vỏ sống
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 14
Sò, ốc, hàu sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu của các bệnh do thủy sản gây ra. "Thủ phạm" bao gồm các ký sinh trùng và vi khuẩn thường không được tìm thấy trong hải sản nấu chín. Khi mang thai vẫn có thể ăn các loại động vật có vỏ nhưng phải nấu kỹ. Hàu, trai và hến phải nấu chín cho đến khi vỏ mở, nếu không mở thì bạn không nên dùng.
15. Đồ buffet
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 15

Nhiều người rất thích ăn buffet nhưng bạn phải cẩn trọng vì có thể các món ăn này đã được chế biến quá lâu. Đảm bảo sử dụng món ăn được chế biến trong vòng 2 giờ.
16. Sữa chưa được tiệt trùng
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 16

Nếu bạn đang mang thai, tốt nhất không nên uống sữa chưa được tiệt trùng vì nó có thể chưa vi khuẩn listeria. Chỉ mua sữa, phô mai hoặc các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng hoàn toàn.
17. Caffein
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 17

Những chứng minh hiện nay cho thấy rằng một lượng caffein vừa phải sẽ không có vấn đề gì khi mang thai. Nhưng nếu tỉ lệ này quá cao có thể làm tăng khả năng sẩy thai. Các bác sĩ chuyên môn khuyên phụ nữ có thai hoặc mong muốn có thai nên hạn chế caffein tối đa là 200mg mỗi ngày. Bạn cũng nên nhớ caffein có cả trong soda, trà, chocolate và nhiều đồ uống khác nữa.
18. Đồ uống có cồn
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 18
Uống rượu nhiều trong khi mang thai có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi nên tránh tất các các loại rượu cũng như các đồ uống có cồn. Điều này bao gồm rượu vang, bia, rượu trứng...
19. Không nên để thức ăn vào túi - hộp xốp
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 19

Thức ăn lưu lại trong túi lâu sẽ khiến vi khuẩn nhân lên rất nhiều. Nếu mua thức ăn về nhà mà đặt trong túi bạn nên để vào tủ lạnh trước khi dùng khoảng 2 giờ.

Sample Text

Copyright © Bà bầu, đồ dùng bà bầu, dinh dưỡng bà bầu | Thiết kế bởi http://babauaz.blogspot.com Nội dung, dịch vụ sản phẩm trên website được tài trợ bởi taiwiki.com