Mẹ bầu chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng

Đa số các bà bầu đều có xu hướng phớt lờ sức khỏe răng miệng bởi họ không nhận thức được tầm quan trọng của chúng đối với sức khỏe của thai nhi.

Có một mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng của phụ nữ mang thai và thai nhi. Sự thực, các bà bầu mắc bệnh nha chu (bệnh ở vùng bao quanh răng) có thể có nguy cơ sinh non cao gấp 7 lần.

Bệnh răng miệng có tác động tiêu cực lên răng và lợi của em bé sau này. Vì vậy để con có hàm răng chắc khỏe ngay từ khi còn trong bụng mẹ, mẹ bầu không nên chủ quan với vấn đề răng miệng và nên có kế hoạch chăm sóc răng miệng ngay từ trước khi chuẩn bị mang thai.
Điều mẹ bầu nào cũng nên biết về chăm sóc răng miệng 1

Mẹ hãy chú ý khi chuyển dạ sinh bé chào đời

Đã quá ngày dự sinh rồi mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ khiến bạn đứng ngồi không yên. Hãy tham khảo vài bí quyết sau để “gọi” bé chào đời nhé!

Khi mới có bầu, thậm chí tới gần ngày sinh rồi, nhiều bà mẹ vẫn thường có suy nghĩ: khi nào con thích ra thì ra, quan trong là đủ ngày đủ tháng. Ấy vậy mà khi ngày dự sinh tới, rồi quá ngày dự sinh 2-3 hôm mà chưa thấy có dấu hiệu chuyển dạ là các bà mẹ ấy lại đứng ngồi không yên. Liệu con mình có sao không? Liệu nước ối có bị cạn không?...

Nếu lo ngại mình và con sẽ rơi vào hoàn cảnh này, bạn hãy tham khảo vài bí quyết được bác sĩ sản khoa  Laurie Gregg (bệnh viện Memorial Sutter, California) chia sẻ trên Babycenter để “gọi” bé chào đời nhé!

1. Ăn cay

Nếu vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi mà bạn đã phải nhịn ăn cay trong suốt cả thai kì thì đây sẽ là thời điểm bạn có thể ăn cay trở lại theo sở thích được rồi. Dĩ nhiên bạn không cần ăn cay quá mà chỉ nên ăn theo “sức chịu cay” của bản thân thôi; bởi đây không phải là lúc để bạn thách đố cái dạ dày của mình đâu nhé! Còn nếu bạn không ăn được cay? Vẫn còn tới 4 cách khác để bạn lựa chọn cơ mà!
5 cách “gọi” bé chào đời tự nhiên mà hiệu quả 1

2. Làm “chuyện ấy”

Quan hệ tình dục sẽ thúc đẩy thai nhi ra đời sớm hơn – đây chính là lý do vì sao các bác sĩ khuyên bạn nên hạn chế việc này trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Trong tinh trùng có một số chất giúp làm mềm tử cung; và Oxytocin – một loại hormon được sinh ra khi bạn “lên đỉnh” – có tác dụng làm tăng các cơn co và qua đó “hối thúc” bé ra đời.

Tuy nhiên bạn cần đặc biệt lưu ý tránh quan hệ khi đã vỡ ối bởi việc này rất nguy hiểm vì nó có thể gây nhiễm trùng ối.

3. Kích thích vùng ngực

Tương tự như khi quan hệ tình dục, Oxytocin sẽ được sản sinh khi bạn dùng lòng bàn tay xoa tròn lên núm vú và cả quầng vú.

Tuy nhiên điều này đòi hỏi ở bạn sự kiên nhẫn nhất định bởi bạn sẽ phải xoa khoảng 3 lần một ngày, mỗi lần trong khoảng 1 giờ thì việc kích thích này mới có hiệu quả!
5 cách “gọi” bé chào đời tự nhiên mà hiệu quả 2

4. Ăn dứa
Loại trái cây này chứa enzyme Bromelain – giúp kích thích và làm mềm tử cung. Có điều bạn sẽ phải ăn một lượng dứa rất lớn mới đủ để nhận thấy tác dụng của nó trong việc thúc đẩy em bé chào đời. Nếu bạn thích ăn dứa và không bị rát lưỡi khi ăn? Thật tuyệt, hãy ăn thả phanh bạn nhé!

5. Đi bộ

Đơn giản là lực hấp dẫn sẽ giúp đẩy em bé xuống dưới gần tử cung của bạn hơn; chính vì lẽ đó bạn hãy chăm chỉ đi bộ hơn khi đã quá ngày dự sinh mà chưa thấy bé chào đời.

Nếu bạn mệt, đừng nên cố gắng quá mà hãy đi thong thả và chia thành nhiều quãng đường nhỏ bởi đây là thời điểm bạn cần giữ sức để chuẩn bị cho kỳ sinh nở vất vả sắp tới.
Theo Trí thức trẻ

Khám phá sự thay đổi của bé trong 9 tháng thai kỳ

Hãy cùng xem lại xem điều gì xảy ra với mẹ và bé trong ba giai đoạn thai kỳ này nhé!

Quá trình mang thai được chia thành 3 giai đoạn – tính từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối cùng và thường kéo dài khoảng 40 tuần từ ngày thụ thai tới ngày bé chào đời, gọi là giai đoạn thứ nhất, thứ hai và thứ ba.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 1

Giai đoạn thứ nhất được tính từ ngày thụ thai tới khoảng tuần thứ 12 của thai kì. Giai đoạn thứ hai được tính từ uần thứ 13 tới tuần thứ 27 của thai kì. Và giai đoạn thứ ba được tính từ tuần thứ 28 của thai kì đến khi bé ra đời.

Hãy cùng xem lại xem điều gì xảy ra với mẹ và bé trong 3 giai đoạn này nhé!

Giai đoạn thứ nhất

Đối với mẹ

Trong suốt thời gian này, cơ thể người phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi, trong đó sự thay đổi của lượng hormone tác động đến toàn bộ hệ thống nội tạng. Những thay đổi này có thể tạo ra những triệu chứng rõ nét trong vài tuần đầu của thai kì, trong đó mất kinh là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất là bạn đã mang thai.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 2

Trong giai đoạn một này, bạn có thể trải qua những thay đổi về thể chất và tâm lý như:

- Thực sự mệt mỏi.

- Ngực cương cứng và nhạy cảm hơn, đầu vú có thể căng ra.

- Cảm giác buồn nôn mà không thể nôn được vào buổi sáng.

- Rất thèm hoặc cảm thấy sợ một loại đồ ăn nào đó.

- Tâm trạng thay đổi nhanh chóng.

- Thường xuyên tiểu tiện hơn, đau đầu nhiều hơn.

- Tăng hoặc giảm cân tùy theo thể trạng.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 3

Tương ứng với những sự thay đổi về thể chất và tâm lý, thời gian biểu của bạn cũng thay đổi theo, ví như bạn có thể đi ngủ sớm hơn, ăn nhiều bữa ăn nhỏ hơn chứ không ăn thành bữa như thông thường.

Tuy vậy, những thay đổi khó chịu này sẽ hết dần. Thậm chí có những người không hề trải qua giai đoạn khó khăn này. Với mỗi người và mỗi lần có thai, bạn đều sẽ có những trải nghiệm khác nhau.

Đối với bé

Trong 4 tuần đầu, não, tim và tủy sống của bé đã bắt đầu hình thành, chân và tay xuất hiện. Bé là một phôi thai với kích cỡ 0,1cm.

Tại thời điểm bé được 8 tuần, tất cả các cơ quan chính và cấu trúc cơ thể bên ngoài đã bắt đầu hình thành, tim đã đập thành nhịp đều đặn, các ngón tay, ngón chân, mí mắt và cơ quan sinh dục bắt đầu hình thành, dây rốn rất rõ ràng và có thể nhìn thấy được.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 4

Vào giai đoạn cuối tuần thứ 8, em bé đã thực sự trở thành một thai nhi và trông giống như một con người với kích cỡ khoảng 2,54cm và nặng gần 3,5g.

Tại thời điểm bé được 12 tuần, các dây thần kinh và cơ bắp của bé có thể phối hợp hoạt động, bé đã biết nắm tay. Cơ quan sinh dục bên ngoài phát triển đủ để các bác sĩ có thể nhìn thấy giới tính của bé.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 5

Vào lúc này, mí mắt của bé sẽ đóng lại để bảo vệ đôi mắt đang phát triển, chỉ đến tuần thứ 28 của thai kì mí mắt mới mở ra. Phần đầu bé phát triển chậm lại và bé trở nên dài hơn. Lúc này bé dài khoảng 7,6cm và nặng gần 28g.

Giai đoạn thứ hai

Đối với mẹ

Hầu hết các mẹ sẽ thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn này, tuy nhiên bạn vẫn cần giữ gìn sức khỏe hết sức cẩn thận. Bạn sẽ thấy các triệu chứng như buồn nôn hay nhức đầu không còn nữa, tuy nhiên sẽ có các dấu hiệu mới và dễ nhận thấy hơn trong cơ thể bạn.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 6

Bụng bạn bắt đầu to hẳn ra để phù hợp với sự phát triển của bé. Và trước khi giai đoạn này kết thúc, bạn sẽ cảm nhận được những chuyển động của bé.

Vào thời điểm tuần thứ 16 của thai kì, bạn có thể trải qua các vấn đề như:

- Đau mỏi người, đặc biệt là lưng, bụng, háng hoặc đùi.

- Các vết rạn da bắt đầu xuất hiện trên bụng, ngực, đùi hoặc mông.

- Vùng da xung quanh núm vú đổi màu tối sẫm lại.

- Một đường đậm màu chạy từ rốn đến chân mu.

- Xuất hiện các mảng nám da, thường là trên má, trán, mũi hoặc thậm chí cả môi – đối xứng trên khuôn mặt bạn.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 7

- Tê hoặc ngứa ran  hai bàn tay.

- Ngứa trên vùng bụng, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Đây là triệu chứng bình thường, tuy nhiên khi các triệu chứng này kết hợp với hiện tượng buồn nôn, chán ăn, nôn mửa, vàng da thì bạn cần đi khám bởi đây có thể là biểu hiện của một vấn đề nghiêm trọng về gan.

- Phù ở mắt cá chân, ngón tay và mặt. Tuy vậy nếu bị sưng hoặc tăng cân đột ngột và nhanh chóng thì bạn cũng cần đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Đối với bé

Được 16 tuần, mô cơ và xương của bé tiếp tục phát triển để tạo nên một bộ xương hoàn chỉnh hơn. Da bắt đầu hình thành và trong suốt, bạn cần như có thể nhìn qua. Phân su cũng xuất hiện trong đường ruột bé. Ngoài ra bé bắt đầu có phản xạ mút. Lúc này bé dài khoảng 10 – 12,5cm và nặng gần 84g.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 8

Tới tuần thứ 20, bé hoạt động nhiều hơn, bạn có thể cảm thấy những rung động nhẹ. Bé được bao bọc bởi một lớp lông tơ mềm mại để bảo vệ lớp da đang hình thành bên dưới. Lông mày, lông mi, móng tay và móng chân đã hình thành. Bé có thể nhai và nuốt. Bé đã đi được ½ chặng đường trong bụng mẹ, lúc này bé dài khoảng 86,5cm và nặng chừng 252g.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 9

Tại tuần thứ 24, tủy xương bắt đầu tạo máu. Vị giác hình thành trên lưỡi bé, cùng với đó là dấu vân tay và tóc dần phát triển. Phổi cũng đã được hình thành nhưng chưa làm việc. Bé có phản xạ giật mình, thường xuyên thay đổi trạng thái ngủ và thức.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 10

Nếu là một bé trai, tinh hoàn của bé bắt đầu di chuyển từ ổ bụng và bìu. Nếu là một bé gái, tử cung và buồng trứng cũng xuất hiện cùng với một lượng trứng sẵn có. Bé bắt đầu tích trữ chất béo trong cơ thể và tăng cân nhanh hơn. Ở thời điểm này bé dài khoảng 30cm và nặng cỡ 675g.

Giai đoạn thứ ba

Đối với mẹ

Một số những khó chịu bạn đã phải trải qua trong giai đoạn hai sẽ tiếp tục. Thêm vào đó, nhiều phụ nữ thấy khó thở và phải đi vệ sinh thường xuyên hơn do bé đã lớn hơn và chèn ép, gây áp lực lên các cơ quan nội tạng của bạn. Không có gì phải lo lắng, bé đang phát triển tốt và những vấn đề này sẽ giảm ngay sau khi bạn sinh con.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 11

Một số thay đổi bạn có thể gặp phải trong giai đoạn thứ ba gồm có:

- Khó thở.

- Ợ nóng.

- Phù mắt cá chân, ngón tay và mặt. Nếu bạn bị phù và tăng cân đột ngột, cần gọi bác sĩ hoặc đi khám bởi đây có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật vô cùng nguy hiểm.

Táo bón nặng hoặc bệnh trĩ.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 12

- Ngực căng cứng, có thể bị rò rỉ một ít sữa ngon.

- Rốn có thể căng và lồi ra.

- Khó ngủ.

- Em bé di chuyển thấp xuống phần bụng dưới của bạn.

- Các cơn co thắt xuất hiện, có thể là dấu hiệu chuyển dạ.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 13

Khi đến gần ngày sinh, cổ tử cung của bạn trở nên mỏng và mềm hơn. Đây là điều bình thường và hoàn toàn tự nhiên, nó giúp ống sinh ở âm đạo mở ra trong quá trình sinh nở. Bác sĩ sẽ kiểm tra độ mở của âm đạo khi bạn tới gần ngày sinh. Bạn hãy chuẩn bị đón bé chào đời nhé!

Đối với bé

Ở tuần thứ 32, xương của bé đã hình thành đầy đủ nhưng vẫn còn mềm. Bé sẽ có những động tác đá chân hay vung tay mạnh hơn. Mắt bé có thể nhắm và mở để cảm nhận những thay đổi ánh sáng. Phổi bé có thể chưa hoàn chỉnh, nhưng thực tế bé đã bắt đầu “tập thở”.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 14

Cơ thể bé cũng bắt đầu tích trữ những khoáng chất quan trọng như sắt và canxi. Lông tơ sẽ rụng dần, bé tăng cân nhanh chóng, khoảng 220g/tuần. Bây giờ bé dài khoảng 38 – 44cm và nặng cỡ 1,8 – 2kg.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 15

Tuần thứ 36, lớp màng phủ bảo vệ bé sẽ dày lên, lượng mỡ trong cơ thể bé tăng lên. Bé tăng cân ngày một nhiều nên sẽ có ít không gian để chuyển động hơn, bởi vậy bạn sẽ thấy bé không thể chuyển động mạnh nhưng mỗi chuyển động sẽ dài hơn. Lúc này bé dài khoảng 40 – 48cm và nặng khoảng 2,7 – 2,9kg.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ 16

Vào cuối tuần thứ 37, em bé đã có thể sẵn sàng chào đời, các cơ quan sẵn sàng để tự hoạt động. Gần tới này sinh, hầu hết các bé có thể sẽ quay đầu xuống dưới để sẵn sàng cho việc chào đời. Tại thời điểm bé ra đời, bé nặng khoảng từ 2,8 – 4kg và dài khoảng 48 – 53cm.

Mẹ bầu tăng cân ít rắc rối đáng lo nhưng dễ khắc phục

Tăng cân không đáng kể trong thai kỳ có thể do bạn không thể hấp thu đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Điều này có liên quan đến yếu tố dị tật ở bé.

Mức tăng cân hợp lý dành cho thai phụ là 10-14kg, chia đều làm 3 giai đoạn: Quý I, tăng không đáng kể, khoảng 1-2kg; Quý II, tăng khoảng 5-6kg; Quý III, tăng khoảng 6-7kg.Nếu từ quý II trở đi, mỗi tháng bạn chỉ tăng dưới 3-4kg thì gọi là mức tăng cân ít. Nguyên nhân phần nhiều là do bạn mắc bệnh hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn.

Những rắc rối sức khỏe khi thai phụ tăng cân ít :

Tăng cân không đáng kể trong thai kỳ có thể do bạn không thể hấp thu đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Điều này có liên quan đến yếu tố dị tật ở bé. Ví dụ minh họa rõ nét nhất là nếu chế độ ăn không cung cấp cho bạn ít nhất 400mcg axit folic mỗi ngày thì em bé trong bụng dễ mắc dị tật ống thần kinh và xương sống (nhóm thực phẩm giàu axit foilic bao gồm đậu đỗ, nước cam, bánh mỳ, ngũ cốc...).

Chế độ ăn thiếu hụt các loại vitamin như A, E, K, B2 và những chất khác (như sắt, canxi, kẽm, magiê) có liên quan đến chứng thiếu máu ở người mẹ và gây giảm chức năng não của bé.

Nếu tăng cân ít, bạn còn dễ phải đối mặt với dấu hiệu chuyển dạ sớm. Nếu không chuyển dạ sớm thì bé cũng dễ bị nhẹ cân sau khi chào đời. Điều này kéo theo hàng loạt rắc rối về mặt sức khỏe khác ở bé, như chứng còi cọc ở bé sau này.
Mẹ bầu tăng cân ít: rắc rối đáng lo nhưng dễ khắc phục 1

Gợi ý giúp mẹ bầu tăng cân đủ trong thai kỳ :

Các bữa chính trong ngày của bạn nên có đủ các nhóm: chất đạm, chất béo, vitamin, chất xơ. Bạn nên sử dụng thêm 2-3 bữa phụ hàng ngày là bánh mỳ, bánh ngọt, sữa, hoa quả tươi… Thực phẩm phải đáp ứng độ an toàn, tươi ngon trước khi được chế biến. Nhóm thực phẩm bán sẵn như sữa hộp, sữa tươi, bánh quy… phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng.

Bạn nên đa dạng dinh dưỡng để kích thích sự ngon miệng và khiến việc tiêu hóa thức ăn được thuận lợi. Nhiều nghiên cứu chứng minh, sữa là nguồn chất quý giá cho phụ nữ mang thai và các bé. Bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên uống sữa hàng ngày vì sữa có chứa chất béo, đạm, đường, vitamin và các chất cần thiết cho cơ thể. Bạn nên uống đủ nước để việc trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt. Nước còn giúp bạn đào thải chất căn bã tích tụ trong cơ thể.

7 loại thức ăn nhanh có lợi cho thai phụ

1. Sữa chua. Một hộp sữa chua mỗi ngày cung cấp cho bạn khoảng 20% lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, sữa chua cũng giàu vitamin, lại kích thích men đường ruột, giúp bạn tiêu hóa tốt.

2. Nho khô. 30g nho khô có chứa khoảng 2g chất xơ, đáp ứng 4% lượng chất sắt cần thiết cho thai phụ trong ngày.

3. Nước ép carrot. Chứa nhiều vitamin A và chất xơ. Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ nên uống 3 cốc nước ép carrot.

4. Sữa đậu nành. Giàu canxi và vitamin D nên cũng rất hữu ích cho thai phụ. Một hộp sữa đậu nành có khả năng đáp ứng 1/3 nhu cầu canxi và vitamin D hàng ngày cho bạn.
Mẹ bầu tăng cân ít: rắc rối đáng lo nhưng dễ khắc phục 2

5. Một đĩa hoa quả tươi dưới 4 loại. Giúp bạn ngon miệng lại có tác dụng cung cấp chất xơ, nước và vitamin.

6. Bánh mỳ, bánh ngọt. Có chức năng đảm bảo đủ độ tinh bột khi bạn đói bụng nhưng bạn không nên ăn nhiều để tránh bị đầy bụng, khó dung nạp dinh dưỡng trong bữa chính.

7. Nước cam. Một cốc nước cam mỗi ngày đáp ứng 15% chất sắt và khoảng 10% nhu cầu canxi cho bạn.

2 loại thức ăn nhanh nên hạn chế :


1. Mỳ gói. Nhiều muối, nhiều chất béo và ít vitamin.

2. Nước ngọt. Nhiều đường và kalo khiến bạn nhanh có cảm giác “no ảo”.

Mẹ bầu và cách ăn thủy hải sản hợp lý

Thủy hải sản giàu axit béo omega 3, protein, sắt, canxi, rất hữu ích cho thực đơn dinh dưỡng khi mang thai. Tuy nhiên, không hẳn cứ ăn nhiều là tốt.

Cách ăn hợp lý
Bà bầu nên tránh những loại cá biển (chứa nhiều thủy ngân) như cá mập, cá kiếm, cá ngừ… Cá hồi có lượng thủy ngân thấp nên bạn vẫn có thể sử dụng (khoảng 1 bữa/tuần). 

Không ăn cá sống, gỏi cá, món sushi… Các loại cá chưa được nấu chín dễ bị nhiễm khuẩn E.coli và sán nên có thể gây ngộ độc. Chỉ nên sử dụng những loại cá tươi và nấu chín kỹ trước khi sử dụng. Không nên ăn quá 350g cá/tuần (chia đều khoảng 3 bữa cá, mỗi bữa khoảng 100g).

Ngoài ra, bạn có thể ăn luân phiên với các loại thủy hải sản khác như tôm, cua, trai, hến, ốc, sò… Một số loại thủy, hải sản giàu chất sắt, phòng chứng thiếu máu ở bà bầu: sò, tôm, cá mòi, trai…

Bà bầu không nên ăn nội tạng cá hay các loại dầu gan cá vì chúng chứa rất nhiều vitamin A. Một lượng lớn vitamin A từ cơ thể người mẹ có thể gây hại cho em bé.

Vì cá (tôm, cua...) cũng rất giàu chất đạm, bạn nên cân bằng hợp lý nguồn dinh dưỡng này với các loại thực phẩm khác như thịt gia súc, gia cầm. Nếu bữa cơm đã có món cá (tôm, cua...) thì bạn nên cắt giảm các món chứa thịt.
Mẹ bầu và cách ăn thủy hải sản hợp lý 1

Lưu ý khi bảo quản và chế biến
Không nên mua những loại thủy hải sản ươn. Không mua những loại cá (tôm, cua...) đã được chế biến sẵn và bày bán ở chợ vì chúng có thể bị nhiễm khuẩn.

Khi bạn đi siêu thị, nên chọn mua cá (tôm, cua...) sau cùng để chúng không bị hỏng vì để lâu bên ngoài.

Nên chế biến hoặc bảo quản tủ lạnh những loại thực phẩm bạn mua ngay khi về nhà. Tuyệt đối không dự trữ cá, tôm theo cách ngâm trong nước.

Lợi ích mới của thủy hải sản

Những bà mẹ ăn cá (tôm, cua...) trong thời gian mang thai có khả năng giảm 72% hội chứng hen suyễn ở bé sau này. Bên cạnh đó, nhóm bà mẹ ăn 1-2 bữa cá (tôm, cua...) một tuần cũng có tác dụng phòng tránh được chứng chàm bội nhiễm ở bé - Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Anh quốc.

Những lưu ý quan trọng để không sinh con nhẹ cân

Các chuyên gia cho rằng, tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể nếu bà mẹ lưu ý các chế độ dinh dưỡng, vận động ngay từ đầu.

Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi ở bà mẹ
1. Tình trạng sức khỏe của bà mẹ trước khi có thai
- Cân nặng, chiều cao: Những bà mẹ thấp bé, gầy gò có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao hơn nhóm bà mẹ còn lại. Chiều cao quá khiêm tốn cũng là nguyên nhân khiến bạn khó đẻ do khung chậu hẹp, tai biến khi sinh nở cũng gia tăng…

- Tình trạng bệnh tật: Sức khỏe của bạn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé sau này. Tốt nhất, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát và điều trị dứt điểm nếu có bệnh trước khi chuẩn bị mang thai.

- Khoảng cách giữa các lần sinh: Những bà mẹ sinh con liên tiếp trong vòng 2 năm, khi ấy cơ thể chưa kịp phục hồi cũng dễ gây nên tình trạng sinh con nhẹ cân.

2. Khi mang thai
- Tuổi tác: Nhóm thai phụ có độ tuổi dưới 20 hoặc trên 35 có nguy cơ sinh con nhẹ cân nhiều hơn so với nhóm bà mẹ còn lại. Với những phụ nữ còn quá trẻ, cơ thể chưa phát triển toàn diện, khung chậu hẹp rất dễ gặp tai biến trong khi sinh nở. Ngược lại, nếu bà mẹ quá lớn tuổi, cơ thể bắt đầu lão hóa, các mạch máu vận chuyển yếu, không đủ khả năng cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.

- Hút thuốc lá, uống rượu: Các độc tố trong thuốc lá và rượu gây cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng, chậm phát triển của thai nhi.

- Chế độ làm việc: Làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc cũng khiến sức khỏe thai phụ giảm sút, vì vậy cũng gây cản trở quá trình tăng trưởng của em bé trong bụng.

- Tình trạng bệnh tật: Những bà mẹ mắc chứng bệnh về tim mạch làm gia tăng tỷ lệ sinh non nên thai nhi cũng dễ bị thiếu cân. Thiếu máu cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.
Những lưu ý quan trọng để không sinh con nhẹ cân 1

Phòng tránh sinh con nhẹ cân

1. Chế độ dinh dưỡng

- Rau xanh, hoa quả: Cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ.

Các loại rau quả như carrot, súp lơ xanh, bắp cải, đu đủ, gấc, dưa hấu… nhiều vitamin A. Thiếu vitamin A, thai nhi dễ bị còi xương, chậm phát triển.

Lưu ý: Nên ăn đa dạng các loại ra quả trong thời gian mang thai. Nếu muốn bổ sung viên uống vitamin A, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Hấp thụ quá nhiều vitamin A cũng không tốt. Hãy tham khảo cách bổ sung vitamin A hợp lý khi mang thai.

- Thịt, cá: Khi mang thai, nhu cầu bổ sung chất đạm của cơ thể tăng lên cao hơn so với thường ngày. Nên thêm thịt bò vào thực đơn dinh dưỡng vì thịt bò có chứa một lượng lớn chất sắt, protein, B6, B12, colin… cần thiết cho sự phát triển thể chất và não bộ của thai nhi.

Cá cung cấp nhiều protein lại ít béo nên tốt cho cơ thể và tim mạch của bà mẹ đồng thời cũng tốt cho em bé. Bạn có thê ăn một vài bữa cá một tuần.

Lưu ý: Tránh các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ… Tuyệt đối không nên ăn gỏi cá.

- Trứng, sữa: Chứa nhiều axit cần thiết cho cả bà mẹ và em bé. Lòng đỏ trứng gà rất tốt cho cơ bắp và tăng cường trí thông minh em bé.

Lưu ý: Không nên ăn quá nhiều trứng (không quá 5 quả/tuần). Nhiều bà mẹ có cho rằng ăn trứng ngỗng tốt cho thai nhi, tuy vậy, xét về dinh dưỡng và độ ngon thì trứng gà hơn hẳn.

Sữa là nguồn vitamin khoáng chất dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và chiều cao của em bé. Ngoài sữa dành cho bà bầu, bạn cũng có thể sử dụng các loại sữa khác, đặc biệt là sữa chua. Sữa chua chứa nhiều canxi, kẽm, vitamin tốt cho cả bà mẹ và em bé.

Ngoài ra, bạn nên ăn uống cân bằng các loại thực phẩm khác như tinh bột, ngũ cốc, các loại hạt… và uống nước đầy đủ. Tránh các loại thức ăn ôi, thiu, chưa chín kỹ, chưa được tiệt trùng, các loại cá chứa nhiều thủy ngân, quả táo mèo, đu đủ xanh, các chất chứa nhiều caffein…

2. Chế độ tập luyện
Bên cạnh dinh dưỡng, luyện tập, vận động hợp lý cũng rất có lợi cho sức khỏe của bà mẹ và em bé. Hơn nữa, luyện tập còn giúp thai nhi dễ hấp thu được nhiều oxy và phát triển tốt.

- Quý I của thai kỳ: Lúc này thai nhi còn chưa bám chắc vào thành tử cung, cho nên việc tập luyện phải hết sức nhẹ nhàng. Nên đi bộ, tập Yoga hay các động tác thể dục đơn giản, vừa sức khác.

- Quý II của thai kỳ: Có thể tập các bài thể dục tốc độ chậm, cường độ nhẹ nhàng, thời gian ngắn mỗi ngày. Đi dạo bộ và hít thở không khí trong lành cũng khiến thai nhi tiếp nhận được nhiều oxy và phát triển tốt.

- Quý III của thai kỳ: Việc tập luyện phải hết sức thận trọng vì lúc này thai đã lớn. Tập luyện quá sức hay gây chấn động cơ thể mạnh dễ làm động thai và dẫn đến đẻ non. Tốt nhất là đi bộ trên quãng đường ngắn hàng ngày.

Lưu ý: Việc tập luyện phải tùy theo sức khỏe và tình trạng thai nghén của mỗi người. Bất cứ một sự thay đổi nào dù nhỏ nhất về sức khỏe cũng phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

- Nhóm thai phụ sau nên cẩn thận với việc tập luyện: cchảy máu âm đạo, đau bụng, bệnh tim mạch, lao phổi, nhiễm trùng cấp tính, thần kinh, đa ối, tăng huyết áp, phù…

Mẹo sắm đồ lót bầu

Quần lót hay áo lót là những phụ kiện không thể thiếu nên cần đảm bảo tính thời trang và tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Mẹo chọn áo lót bầu

Do vòng một ngày càng to ra nên mẹ bầu cần thay đổi size áo ngực nhiều lần trong suốt thai kỳ. Ngay từ khi mới mang thai, mẹ bầu nên tham khảo về các loại áo lót cho bà bầu để biết kích cỡ và kiểu dáng nào hợp với từng giai đoạn thai kỳ.
Phần lớn áo lót bầu được thiết kế có quai rộng, dày để giảm áp lực lên đôi vai. Bởi với nhiều mẹ, vòng một có thể tăng 1kg trong thai kỳ nên áp lực từ vòng một lên đôi vai là rất lớn. Mẹ bầu nên chú ý chọn áo lót quai rộng nhưng co giãn tốt, không gây hằn, vết lên cơ thể. Nên chọn áo lót chuyên dụng cho bà bầu.


Mẹ bầu nên tránh áo lót bằng ren quá rườm rà, kiểu cách vì nó có thể gây cảm giác ngứa, khó chịu.
Nên chọn áo có ít gân họa tiết ở hai quả áo. Cúp áo càng mềm thì càng thoải mái. Nên chọn loại cúp ôm trọn bầu ngực để giảm bớt cảm giác căng khó chịu ở ngực.
Nên chọn áo có chất liệu bền để không phải thay mới áo lót nhiều lần.
Chọn quần lót bầu
Do vùng kín của mẹ bầu dễ bị nấm, viêm hơn nên mẹ bầu cần thận trọng khi chọn quần lót.
Nên chọn quần chất vải cotton, thoáng, mềm, thấm dịch và mồ hôi tốt; nhanh khô và không bai màu. Tránh chọn quần chất vải bí, nhiều ren hoặc cạp quần chật, hằn lên bụng bầu.
Khi chọn mua, mẹ bầu nên chú ý kéo giãn quần để xem độ đàn hồi của chun quần có tốt không. Nếu khi kéo giãn, cảm giác nặng tay, chun quần không đàn hồi tốt thì mẹ bầu không nên mua. Quần có chun tốt là khi kéo, cảm giác nhẹ tay; khi thả tay ra, quần co về kiểu dáng cũ; chun quần mềm, cạp to vừa đủ.
Mẹ bầu nên chọn quần hơi rộng một chút chứ không nên chật khít vào người. Quần áo chật sẽ làm cản trở lưu thông máu. Tuy nhiên, không nên chọn quần rộng quá vì nó tạo cảm giác không thoải mái cho mẹ bầu trong sinh hoạt.

Sample Text

Copyright © Bà bầu, đồ dùng bà bầu, dinh dưỡng bà bầu | Thiết kế bởi http://babauaz.blogspot.com Nội dung, dịch vụ sản phẩm trên website được tài trợ bởi taiwiki.com